1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Mặc lệnh trừng phạt, nhiều nước "lách luật" hợp tác với Nga

Ngân hàng Intesa Sanpaolo của Italia đã ký kết văn kiện hợp tác với Công ty Dầu khí Độc lập Nga, nằm trong danh sách cấm vận của EU.

Theo đó, Ngân hàng lớn nhất Italia này sẵn sàng xem xét cấp tín dụng cho dự án mới của công ty Nga với số tiền 5,8 tỷ USD.

Kim ngạch thương mại Italia-Nga gia tăng đột biến

Đại diện của Intesa Sanpaolo tiết lộ với tờ Financial Times (FT) rằng hiện giới lãnh đạo ngân hàng này vẫn chưa thông qua quyết định cuối cùng về vấn đề này.

“Ngân hàng mới chỉ đồng ý xem xét bất cứ khả năng nào liên quan đến dự án này và vẫn tuân thủ luật và các quy định quốc tế”, đại diện Intesa Sanpaolo tuyên bố với FT.

Tuy nhiên, theo FT, cho dù hai bên mới ký biên bản ghi nhớ thì điều này vẫn cho thấy Italia và Nga vẫn đang duy trì được các mối quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ, bất chấp các nỗ lực của Mỹ và EU nhằm cô lập Nga.

Thỏa thuận này là bằng chứng tiếp theo cho thấy Moscow đang tận dụng tốt sự đồng cảm của giới chính trị và doanh nghiệp Italia.

“Các lệnh cấm vận là bất hợp pháp”, Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Ngân hàng Intesa Sanpaolo là Antonio Fallico tuyên bố.


Italia thường xuyên đưa ra các chỉ trích với các lệnh cấm vận chống Nga

Italia thường xuyên đưa ra các chỉ trích với các lệnh cấm vận chống Nga

Ông Antonio Fallico đã từng nhận được phần thưởng của Tổng thống Nga Putin nhờ việc đã đứng ra thu xếp khoản tín dụng 5,2 tỷ USD để Tập đoàn Rosnheft của Nga bán cổ phần vào năm 2016.

Và thực tế, theo FT, khác với các nước châu Âu khác, Italia là quốc gia thường xuyên đưa ra các chỉ trích với các lệnh cấm vận chống Nga.

Emma Marchegaglia - Chủ tịch điều hành Tập đoàn Dầu khí Italia ENI từng tuyên bố: “Đã đến lúc phải làm gì đó cụ thể và rõ ràng. Chúng ta phải hành động từng bước một. Chúng ta cần phải thường xuyên củng cố mối quan hệ kinh tế với Nga và nâng cao tính hiệu quả, lợi ích của mối quan hệ này.

Đây là biện pháp tốt nhất để thức tỉnh các chính trị gia nhanh chóng áp dụng các hành động để đem lại lợi ích về lâu dài cho chính EU và nước Nga”.

Thậm chí, dù ngân hàng của Mỹ và châu Âu ngừng các hoạt động tín dụng với giới doanh nghiệp Nga từ năm 2014. Tuy nhiên, trong năm 2017, kim ngạch thương mại Italia-Nga đã gia tăng đột biến.

Theo cơ quan thống kê Italia Istat, xuất khẩu của Italia vào Nga trong 3 quý năm 2017 đã tăng thêm 22,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sự gia tăng này phần không nhỏ là nhờ các sản phẩm lắp máy- điều mà các lệnh cấm vận không đề cập đến.

Sự “quyết đoán này” đã đem lại các lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp Italia. Và nếu như EU vẫn tiếp tục “chậm chân” trong thúc đẩy hợp tác với Nga, Italia sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.

Nhiều quốc gia châu Âu vẫn hợp tác với Nga

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, chia sẻ với báo chí, một trong những nhà quản lý giấu tên của một quỹ ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ đang tiến hành kinh doanh ở Nga nói: "Chúng tôi không quan tâm đến chính trị! Hãy quên đi các biện pháp trừng phạt, chúng tôi xem xét những thứ khác".

"Thậm chí, nếu các biện pháp trừng phạt có thể duy trì hiệu lực mãi mãi, cũng không khiến những nhà tài phiệt ở phố Wall (Wall Street) lo lắng. Các nhà đầu tư Mỹ và ngân hàng đầu tư vẫn sẽ tiếp tục làm ăn với Nga bởi đầu tư vào Nga sẽ thu lãi lớn và chẳng ai lại từ chối điều đó

… thậm chí cho dù có những rủi ro chính trị, nhưng Nga là một thị trường rất tốt. Tôi nghĩ các nhà đầu tư vào thị trường này sẽ cảm thấy rất thoải mái trong năm nay", ông James Donald - đại diện quỹ đầu tư New York Lazard Emerging Markets Equity cho biết.


Mỹ chi hàng tỷ USD mua động cơ tên lửa đẩy và thuê chỗ ngồi trên tàu vũ trụ Nga

Mỹ chi hàng tỷ USD mua động cơ tên lửa đẩy và thuê chỗ ngồi trên tàu vũ trụ Nga

Và thực tế, trong tháng 12/2016, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh "Rosoboronexport" của Nga để thu lợi cho mình.

Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba, khiến Lầu Năm Góc trao tiền cho Nga để mua hàng.

Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan, nguyên nhân chính là do các phi công nước này chỉ muốn bay trên trực thăng Nga.

Còn hơn thế nữa, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn đều đều trả tiền trực tiếp cho Nga để mua các động cơ đẩy RD-180, lắp đặt trên các tên lửa đẩy vệ tinh quân sự, gián điệp, tình báo của Mỹ, còn NASA vẫn chi hàng tỷ USD để mua chỗ ngồi trên các tàu vũ trụ của Nga lên các trạm quỹ đạo.

Về phía Đức, theo Sputnik, trong chuyến thăm Moscow, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã lên tiếng kêu gọi loại bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Minh chứng là trong nửa đầu năm 2016, các công ty của Đức đã đầu tư vào Nga gần bằng toàn bộ năm 2015.

Spiegel dẫn số liệu từ Phòng Thương mại Đức-Nga và Ngân hàng liên bang Đức nhấn mạnh, chỉ tính riêng trong quý hai của năm 2016, các công ty Đức đã đầu tư vào Nga tới 655 triệu euro - nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2015.

Ví dụ như Công ty bán lẻ của Đức Metro AG và công ty Pháp Auchan vẫn chở hàng bằng tàu từ nước mình sang bán sản phẩm trên bán đảo Crimea, bất chấp các biện pháp trừng phạt.

Theo Sơn Ca

Báo Đất việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm