1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Né trừng phạt Mỹ, Nga-EU thúc đẩy đường ống dầu

Nga thuyết phục phương Tây nhanh hành động để đường ống dầu khí Dòng chảy phương Bắc 2 sớm được thực hiện.

Thông tấn TASS của Nga ngày 21/9 thông tin, Nga đang có ý định thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) về tiến độ dự án Dòng chảy Phương Bắc - 2 (Nord Stream 2) để đón đầu các lệnh trừng phạt từ Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phần Lan Juha Sipil, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng, ông tin tưởng Mỹ đang tìm cách thúc đẩy châu Âu từ bỏ dự án dòng chảy dầu khí từ Nga.


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và người đồng cấp Phần Lan uha Sipil (trái). Ảnh: TASS

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và người đồng cấp Phần Lan uha Sipil (trái). Ảnh: TASS

"Điều thực dụng nhất của Mỹ là chiếm vị thế của mình bằng mọi giá, sử dụng các công cụ pháp lý, các biện pháp trừng phạt, tác động rõ ràng lên EU nhằm 'chôn sống' dự án dầu khí này" - Thủ tướng Nga nhấn mạnh.

Ông Medvedev nói thêm: "Chủ nghĩa thực dụng ở đây đang được thể hiện ở mức cao nhất bởi chính quyền Mỹ, đặc biệt là Quốc hội Mỹ đã quyết định như vậy. Họ cố gắng thúc đẩy các nhà cung cấp của mình để thay thế Nga ở thị trường châu Âu".

Dẫu khó khăn trước mắt về sự ảnh hưởng của Mỹ tác động đến các đối tác phương Tây, Nga nêu cao tinh thần hợp tác của Phần Lan có thể tạo thêm sức ép đối với châu Âu để sớm thúc đẩy các cuộc đàm phán về dự án dầu khí mới.

Dự án dầu khí chạy thẳng vào biển Baltic gặp sự phản đối mạnh mẽ của Ba Lan - quốc gia đang trì hoãn dự án cùng với đòi hỏi ưu tiên về giá, số dầu mà họ được hưởng ưu đãi từ Nga khi muốn quá cảnh sang châu Âu.

Ba Lan cũng được cho là nhận sự hỗ trợ đặc biệt từ phía Mỹ trong một thời gian dài và rất có thể có các quan điểm phản đối, gây khó khăn cho Nga- EU.

Song, hiện giờ, Nga đang nỗ lực xúc tiến song phương với các quốc gia có thể ảnh hưởng có lợi tới quyết định của Hội đồng châu Âu về việc thông qua dự án đường ống dầu khí này.

Phần Lan được cho là quốc gia có một thái độ và tinh thần xây dựng đối với dự án Nord Stream-2.

Thủ tướng Nga tin rằng, Phần Lan thể hiện tinh thần xây dựng, coi nó là một dự án thương mại, một dự án kinh doanh chứ không chính trị hóa nó.

Thủ tướng Medvedev khẳng định, Nga cũng cam kết quan tâm và tuân thủ các nguyên tắc môi trường của nước sở tại.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Phần Lan cho rằng, quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu phụ thuộc vào sự phát triển tình hình ở Ukraine.

Thủ tướng Phần Lan Juha Sipil cho rằng, bất chấp các lệnh trừng phạt được ban bố, tình hình hiện nay buộc cả Nga và châu Âu bên phải ngồi lại với nhau để đối thoại.

"Mâu thuẫn Ukraine được phản ánh rõ ràng trong quan hệ giữa EU và Nga. Mối quan hệ này phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình trong khu vực của cuộc xung đột.

Bất chấp những biện pháp trừng phạt, Nga EU là các nước láng giềng đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực là vì lợi ích của mỗi bên. Một cuộc đối thoại được diễn ra là rất quan trọng đối với cả hai bên" - ông Sipil khẳng định.


 Dự án đường ống dầu khí chiến lược của Nga vấp khó khăn từ Mỹ.

Dự án đường ống dầu khí chiến lược của Nga vấp khó khăn từ Mỹ.

Với việc hướng hợp tác với Phần Lan trong dự án đường ống dẫn khí từ Nga tới tận Đức cho thấy những nỗ lực đón đầu đòn trừng phạt của Mỹ.

Giám đốc kỹ thuật của dự án đường ống này cho biết, đầu năm 2018 (thời điểm dự kiến có kết quả đàm phán) hai đầu đường ống sẽ được xây dựng ở bờ biển Nga và Đức, các tàu đặt ống sẽ di chuyển đến lúc gặp nhau (dự kiến trong nửa sau của năm 2019).

Tàu đặt ống của Công ty Allseas (Thụy Sĩ) có công suất lắp đặt khoảng 4 km/ngày, như vậy tổng công suất từ 2 đầu đường ống sẽ là 8 km/ngày.

Với tốc độ này, dự án Nord Stream 2 được hy vọng sẽ hoàn thành phần xây dựng vào tháng 7/2019, và đến cuối năm 2019 sẽ sẵn sàng để vận chuyển khí đốt của Nga.

Ủy ban châu Âu đang cố gắng mở rộng một số quy định của EU đối với đường ống dẫn khí đốt này. Mùa hè vừa rồi, Ủy ban Châu Âu đã thông qua dự thảo nhiệm vụ tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan với Nga.

Cao ủy châu Âu về Khí hậu và Năng lượng Miguel Arias Canete, hầu hết các thành viên của EU đều ủng hộ sáng kiến năng lượng này.

Dự án khí đốt Nord Stream 2 không áp dụng tất cả các quy tắc của thị trường nội địa của Liên minh Châu Âu, và của gói năng lượng thứ ba, bởi vì đường ống sẽ không đi qua phần đất của EU.

Do đó, Ủy ban châu Âu muốn thỏa thuận với Nga về một số nguyên tắc then chốt mà họ dự định mở rộng cho hoạt động của đường ống dẫn khí.

Trong số các nguyên tắc này có: minh bạch về hoạt động của đường ống dẫn khí, không phân biệt đối xử về thuế quan đối với việc bơm khí, tiếp cận các bên thứ ba để bơm nhiên liệu xanh, cũng như tách bán và vận chuyển khí.

Theo Ngọc Dương

Báo Đất Việt