1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

London đã “phản ứng nhanh” như thế nào?

Không đầy một tuần sau vụ tấn công London, kẻ chủ mưu và đồng bọn đã được phanh phui. Ít ai biết rằng phản ứng nhanh này đã được lên kế hoạch và thực hiện bởi những viên chức dân sự, là sự phối hợp ăn ý của khối dân sự và cơ quan chống khủng bố của chính phủ.

Ra đời từ một cuộc biểu tình

 

Càng bất ngờ hơn khi người ta được biết người Anh đã bắt đầu sự đối phó của mình từ đầu thập niên này không phải để đáp trả khủng bố, mà là để giải quyết một cuộc biểu tình bình thường của các tài xế xe tải khi đó.

 

Cuộc biểu tình gây ảnh hưởng đến việc cung ứng dầu, đe dọa làm tê liệt toàn bộ đất nước. Ban thư ký những tình huống khẩn cấp dân sự Anh (BCCS) có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với thủ tướng ra đời từ dạo đó.

 

Shehzad Tanweer (22 tuổi), đánh bom ở Aldgate, có dáng vẻ lễ độ, chưa bao giờ bày tỏ sự quan tâm chính trị và là một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo.

 

Hasib Mir Hussain (18 tuổi), đánh bom chuyến xe buýt số 30, được người thân đánh giá là "ngoan" và có tố chất thể thao.Theo Sky News, tên đánh bom thứ tư là Lindsey Germail, người gốc Jamaica.   

 

Theo tờ The Sun, một người Ai Cập tên Magdi El-Nashar (33 tuổi), đang làm giảng viên và lấy bằng tiến sĩ sinh hóa tại Đại học Leeds, rất có thể là tên chế tạo bom hoặc là tên đầu sỏ.

Nhiệm vụ của nó: lường trước và ngăn ngừa cũng như chuẩn bị đối phó với bất cứ cuộc khủng hoảng lớn nào. Cơ cấu BCCS được hoàn chỉnh hai tháng trước khi Al Qaeda tấn công nước Mỹ 11-9-2001. Từ đó trở đi, BCCS còn được giao nhiệm vụ chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công khủng bố.

 

Trong nhiều khía cạnh, người Anh khá dễ bị tổn thương. Họ không có thẻ chứng minh nhân dân.

 

Hồ sơ về những người nhập cảnh từ ngoài EU cũng được lưu giữ, nhưng do không có hệ thống kiểm soát những người rời khỏi nước Anh nên mớ hồ sơ đó xem như vô dụng.

 

Hơn thế nữa, Anh không có cảnh sát quốc gia hay dịch vụ khẩn cấp nhà nước. Thay vào đó, họ có chưa tới 45 đơn vị cảnh sát nhỏ cùng ngần ấy các đội cứu thương và chữa cháy, do các chính quyền địa phương kiểm soát.

 

Các đơn vị này lại có những bộ chỉ huy riêng với những hệ thống thông tin không tương thích với nhau. BCCS có nhiệm vụ phối hợp hành động hiệu quả từ “mớ lộn xộn này” để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào.

 

Từ sau vụ tấn công 11/9, các hạt nhân trong cơ chế phản ứng nhanh này đã diễn tập với sự tham gia của các lực lượng chữa cháy, cấp cứu, cảnh sát, nhân viên y tế...

 

Do hệ thống này dựa trên khối dân sự hơn là các quan chức nên khi vụ tấn công 77 nổ ra, mọi người đều biết phải làm gì dù vắng mặt những lãnh đạo then chốt: Thủ tướng Anh Tony Blair đang chủ tọa Hội nghị G8 ở Scotland, thị trưởng Ken Livingstone đang ăn mừng chiến thắng của London trong việc giành đăng cai Olympic 2012 tại Singapore.

 

Khi Thủ tướng Tony Blair trở về London thì những công việc cần thiết nhất đã được triển khai.

 

Cobra

 

Chiến dịch của Cobra

 

Ngay sau vụ nổ đầu tiên, chỉ huy lực lượng cứu hỏa gửi một bản tin khẩn tới tổng hành dinh Cobra: "Khởi động cơ chế (đối phó) tai họa chính". Một phòng tác chiến được lập ngay trong Scotland Yard (Sở Cảnh sát Anh). Đường dây liên lạc video từ Scotland Yard với BCCS được thiết lập.

 

1.500 bộ quần áo chống khí độc được triển khai sẵn sàng cho một cuộc tấn công hóa học hay sinh học. Các mẫu không khí được xét nghiệm trước khi nhân viên y tế được đưa xuống các ga tàu điện ngầm.

 

Tại Bộ Y tế, Trung tâm khẩn cấp nhận các cập nhật thương vong cứ 5 phút một lần. Kho dự trữ máu được chuẩn bị sẵn sàng.

 

Ngay sau những thời khắc đầu tiên, Cobra giải thích sự cố trong các toa tàu điện London là do “chập điện” để ngăn ngừa sự hoảng loạn. Mánh khóe này kéo dài đủ để sơ tán hàng trăm nghìn nguời khỏi các đường hầm mà không gây náo loạn.

 

Khi vụ nổ thứ ba được báo về, một điểm tập kết các phương tiện khẩn cấp được thành lập và một hành lang được tạo ra bằng dây kẽm gai để các đội cứu trợ có thể tới hiện trường nhanh nhất.

 

Sau vụ nổ thứ tư, một trung tâm báo chí khẩn cấp đã được thiết lập do cảnh sát và Cobra điều hành.

 

Quân đội được đưa vào London theo yêu cầu Cobra nhưng không lộ diện. Trực thăng được huy động sẵn sàng để hỗ trợ việc đưa các quan chức chính phủ tới hầm trú ẩn.

Những khách bộ hành trên quảng trường Trafalgar (London) dừng chân trong hai phút mặc niệm hôm qua. Một nguời giơ cao hàng chữ "Thánh Allah yêu London. Chúng tôi không sợ hãi"

Cobra

 

Ngay sau khi những vụ tấn công 7/7 nổ ra, Ủy ban đặc biệt của Chính phủ Anh gọi tắt là COBRA đã nhóm họp. Đó là một cơ cấu chống khủng bố quan trọng nhất của Chính phủ Anh, tên gọi xuất phát từ địa điểm đầu tiên nó ra đời - một căn phòng không có cửa sổ nằm ở tầng hầm của tòa nhà chính phủ “Cabinet Office Basement Room A”.

 

Ủy ban bao gồm hầu hết những bộ trưởng của chính phủ, người đứng đầu các bộ phận tình báo trong và ngoài nước.

 

Được thiết kế để hành động bất cứ khi nào có tình huống khẩn cấp quốc gia, COBRA có quyền ban hành những quyết định hà khắc nhất: tuyên bố giới nghiêm, hoãn họp quốc hội, cấm quần chúng tụ tập, đóng cửa toàn bộ nền kinh tế và thậm chí thành lập những tòa án đặc biệt để xử nhanh bọn khủng bố.

 

Đó là chưa kể nó có thể ban hành luật thiêu người tập thể trong trường hợp có nhiều tổn thất nhân mạng, cũng như khởi động cái gọi là “Chiến dịch Sassoon” - một kế hoạch khổng lồ có thể sơ tán toàn bộ thủ đô London trong trường hợp có một vụ tấn công hạt nhân hay hóa học.

 

Theo Trần Đức Thành

Tuổi trẻ/The Straits Times

Dòng sự kiện: Nổ bom ở London