1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

London: Lời tự thú của một kẻ "tử vì đạo" không thành

Tin tức về việc những kẻ đánh bom khủng bố là người sinh ra tại London đã khiến không ít người Anh chấn động. Danh sách những kẻ muốn "tử vì đạo" hẳn không dừng lại ở bốn thủ phạm trong vụ tấn công.

Vậy những kẻ còn lại đang ẩn náu ở đâu? Vài năm trước, Bin Laden đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt nhằm tìm kiếm những tín đồ sẵn sàng tử vì đạo. Một trong những người được tuyển mộ đó đã trả lời phỏng vấn trên nhật báo Tin Tức (Nga) số đề ra hôm qua.

 

Amir Khan (thanh niên này đề nghị gọi anh như thế vì anh không dám xưng tên thật) năm nay 18 tuổi. Khi được đề nghị làm một kẻ "tử vì đạo", Khan mới 14 hay 15 tuổi, Khan cũng không nhớ rõ. Cha mẹ anh là người Pakistan, còn anh lại sinh trưởng ngay tại London. Khan kể:

 

"Một lần nọ, khi tôi vào một đền thờ thì có hai người đàn ông tiến gần đến tôi. Họ nói sẽ cho tôi coi cái này hay lắm, rủ tôi đi theo họ. Khi đó tôi chỉ là một đứa bé và đơn giản là tôi tò mò. Họ cho tôi ngồi trước ti vi rồi bật cho tôi xem một đọan băng, trên đó người Mỹ giết người Afghanistan. Lại còn những đoạn băng quân đội Nga bắn chết người Chechnya. Tôi suýt nổ tung lên. Thật đáng sợ - đó là những đoạn phim được quay theo chủ nghĩa tự nhiên".

 

Tin Tức: Họ có giải thích tại sao cho anh xem những đoạn phim đó không?

 

Khan: "Họ bắn giết anh em chúng ta thế đó" - một người trong số họ giải thích - "Chẳng lẽ chúng ta biết mà không làm gì? Trở thành kẻ "tử vì đạo", cậu có thể giúp họ". Khi đó không hiểu tại sao tôi cảm thấy dường như tôi không phải là người đầu tiên mà họ nói điều đó. Họ hỏi tôi có bao giờ nghĩ về việc tự tử hay chưa. Tôi đáp: Có. Tôi thật sự thường nghĩ ngợi về việc tại sao người ta tự tử. Những ý nghĩ này có liên quan tới một số sự kiện xảy ra trong cuộc sống của tôi. Sau đó tôi ra về, nhưng hai người ấy cứ theo đuổi tôi. Từ xa, họ theo dõi coi tôi cư xử thế nào với bạn bè, cầu nguyện thế nào trong đền thờ. Họ thường chờ tôi ở cổng trường.

 

Anh nghĩ thế nào khi họ nhắm chính vào anh?

 

Với họ tôi là một kẻ "tử vì đạo" kiểu mẫu: trẻ, dễ bị ảnh huởng, chưa gặp rắc rối gì với cảnh sát. Khi đó tôi đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong đời: cha tôi mất. Có thể họ biết điều đó và muốn lợi dụng trạng thái tinh thần của tôi khi ấy.

Họ có hứa hẹn với anh điều gì không?

 

Họ bảo nếu tôi trở thành kẻ tử vì đạo, tôi sẽ lên thiên đường và ngự trị trên đó mãi mãi. Tất cả sẽ nhớ về tôi như một anh hùng.

 

Tại sao anh từ chối?

 

Trong số những ngừoi quen của tôi có những người xác quyết với tôi rằng chuyện đó (tử vì đạo) sẽ chẳng dẫn tới điều gì tốt đẹp. Thêm vào đó, tôi muốn theo gương cha tôi: ông đã sống cuộc đời của một người lao động, là một người sôi nổi, nhiệt thành. Và nền giáo dục tôi nhận được từ gia đình cũng đóng vai trò lớn. Cuối cùng tôi trả lời những người đàn ông nọ rằng "Tôi không thích đề nghị của các ông, đây là cuộc đời của tôi và tôi sẽ chọn cái gì tôi muốn".

 

Thế rồi họ để anh yên?

 

Họ đơn giản là biến mất khỏi cuộc đời tôi. Tôi đã sợ họ nên rất mừng khi họ không truy đuổi tôi nữa.

 

Anh có báo cảnh sát không?

 

Khi đó thì không. Nhưng chẳng bao lâu nữa tôi sẽ tới cảnh sát và kể cho họ nghe trường hợp của tôi. Tôi nghĩ điều này sẽ giúp họ điều tra vụ tấn công 7/7.

 

Anh có gì để nói với những ai đang lâm vào tình cảnh như anh khi đó không?

 

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định một đề nghị như vậy. Bởi đây là cuộc đời của anh - và anh phải là người quyết định chứ không phải là ai khác. Có thể nhiều người vô tội phải chết. Họ không có liên hệ nào với những người đang đánh nhau, thí dụ như ở Afghanistan hay Chechnya.

 

Theo Duy Văn

Tuổi trẻ/Tin tức

Dòng sự kiện: Nổ bom ở London