1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Kịch bản "Ukraine dẹp yên loạn miền Đông"

Ukraine đã kiện Nga ra Tòa án quốc tế về chống khủng bố, sắp đạt thỏa thuận tài chính và nhiều khả năng sẽ được Mỹ hỗ trợ tên lửa chống tăng.

Trong khi tình hình miền Đông Ukraine đang ở trong giai đoạn thực hiện nghiêm túc các lệnh ngừng bắn mới được đưa ra hồi đầu tháng 3, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp quốc trong ngày 6/3 đã bắt đầu xem xét yêu cầu của Ukraine về việc "Nga hỗ trợ các phe ly khai" ở miền Đông nước này.

Ukraine đã cáo buộc Moscow "vi phạm" các hiệp ước chống khủng bố và chống phân biệt đối xử bằng cách hỗ trợ các nhóm thân Nga ở Crimea và miền Đông Ukraine trong suốt 3 năm qua.


Ukraine và Nga sẽ gặp nhau ở tòa (?)

Ukraine và Nga sẽ gặp nhau ở tòa (?)

Trong đơn kiện, Ukraine tố cáo lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã thực hiện "những hành động khủng bố" như các vụ đánh bom vào khu dân cư, cố tình bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi tháng 7/2014 (?)

Căng thẳng leo thang hồi tháng trước khi một nhóm chính trị gia, cựu binh Ukraine phát động chiến dịch phong tỏa đường sắt chuyển hàng, trong đó có than đá, từ những khu vực do phe ly khai kiểm soát, gây thiệt hại kinh tế cho cả hai bên.

Phiên tòa ngày 6/3 sẽ tập trung vào các biện pháp tạm thời mà các bên có thể yêu cầu để đảm bảo cuộc xung đột không trở nên tồi tệ hoặc kéo dài hơn.

Bước đi pháp lý này của Ukraine là một trong những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko nhằm cứu lại phần lãnh thổ hiện đã bị lực lượng ly khai thân Nga tổ chức như một vùng lãnh thổ riêng ở miền Đông Ukraine.

Dù tính chất các phán quyết của ICJ là ràng buộc nhưng không có cơ chế thực thi và thường mất vài năm để phân xử các vụ kiện, động thái này của Ukraine vẫn (được coi) là "một đòn đánh pháp lý về phía Nga".

Ukraine sắp có tiền, Mỹ hỗ trợ Kiev mua tên lửa

Một tin vui khác đến với Ukraine khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Ukraine nhằm mở đường giải ngân khoản tín dụng mới trị giá 1 tỷ USD cho nước này trong nửa đầu năm 2017.

Giám đốc phái bộ của IMF tại Ukraine, ông Ron van Rooden nhấn mạnh thỏa thuận sơ bộ cập nhật Bản ghi nhớ về các chính sách kinh tế và tài chính này với Ukraine sẽ giúp ban lãnh đạo IMF xem xét việc giải ngân khoản tín dụng 1 tỷ USD trong nửa cuối tháng 3/2017.

Theo Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde, Ukraine đã cho thấy "những dấu hiệu phục hồi đáng hoan nghênh" với lạm phát giảm và hoạt động kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn còn nhiều việc cần làm vì một sự phục hồi bền vững đòi hỏi tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế, bao gồm chống tham nhũng và cải thiện quản trị chính phủ.

Theo kế hoạch ban đầu, IMF dự định thực hiện chương trình tín dụng này trong 4 năm với 8 đợt giải ngân trong các năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, đến nay, Ukraine mới nhận được 7,3 tỷ USD qua 3 đợt giải ngân.

Ukraine có thể được nhận vũ khí sát thương từ Mỹ.
Ukraine có thể được nhận vũ khí sát thương từ Mỹ.

Cùng với việc sắp nhận được khoản viện trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Mỹ cũng đang dự kiến cung cấp một gói viện trợ khoảng 150 triệu USD cho quân đội Ukraine trong năm tài chính 2017.

Số tiền này được sử dụng để "huấn luyện đào tạo, cung cấp trang thiết bị, vũ khí sát thương, công tác hậu cần và tình báo và để "hỗ trợ công tác tình báo cho quân đội và an ninh quốc gia Ukraine".

Điều đáng chú ý, dự luật sẽ bao gồm việc bán vũ khí sát thương cho Ukraine. Tên lửa Javelin có thể là bước khởi đầu cho vòng xoáy xung đột mới trong khu vực Donbass.

Nếu gói viện trợ này được thông qua, đây cũng là lần đầu tiên quân đội Ukraine có thể hợp pháp tiếp cận vũ khí sát thương công nghệ cao nhằm tái cơ cấu các lực lượng vũ trang Ukraine.

Dự luật mới sẽ được xem xét tại Hạ viện, sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phê chuẩn hoặc bác bỏ.

Mặc dù trong đề xuất ngân sách quốc phòng đã giảm viện trợ quân sự cho Kiev xuống còn một nửa (năm 2016 khoản ngân sách viện trợ của Mỹ trong lĩnh vực trang thiết bị phi sát thường cho Ukraine đạt mức 300 triệu USD), nhưng lần này Quốc hội Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine vũ khí sát thương và đó là điều chủ yếu.

Trong dự luật của Ủy ban Quốc phòng Mỹ có một mục riêng biệt chỉ rõ, nguồn tài chính phân bổ cho Kiev không được phép sử dụng để mua các hệ thống phòng không di động (MANPADS). Nhưng khoản 150 triệu USD có thể được sử dụng để mua sắm hơn 900 tên lửa chống tăng (ATGM) FGM-148 Javelin của Mỹ.

Giá của một tổ hợp tên lửa chống tăng này là 125.000 USD (giá trị của một quả tên lửa khoảng 40.000 USD).

Nhiều khả năng, gói viện trợ sẽ được Tổng thống Donald Trump chấp bút ký bởi những ảnh hưởng không nhỏ từ các đội ngũ nhân viên thân cận.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain đầu tháng 2/2017 bằng văn bản đề nghị Tổng thống Donald Trump cung cấp cho Ukraine "vũ khí sát thương" để hỗ trợ bảo vệ lãnh thổ...

Ứng viên vị trí Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong một buổi điều trần về chức vụ ứng cử của ông tại Ủy ban Thượng viện về Quan hệ Quốc tế tuyên bố: ủng hộ ý tưởng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, và rằng Nga là "mối đe dọa an ninh" với Mỹ.

Trước sức ép của lực lượng “diều hâu” trong Nhà Trắng, cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, cuộc tấn công của các lực lượng Dân chủ, nhiều khả năng ông Donald Trump không có quyết sách nào khác bên cạnh việc chấp thuật dự luật về cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine...

Clip Lực lượng quân đội Ukraine pháo kích vào Donetsk ngày 28/2:

Theo Thạch Tú

Đất Việt