1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Không thể đồng hành như thế

Washington không muốn đối đầu trực diện với Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng cũng không muốn để Biển Đông trở thành “ao nhà” của Trung Quốc.

Và đứng trước khả năng “Biển Đông có thể sinh biến”, ông chủ Nhà Trắng không thể khoanh tay ngồi nhìn, nên quyết định chọn giải pháp “rút củi đáy nồi”.

Trước đó (21-12), tờ Nikkei Asian Review đưa tin, Nhà Trắng đang cố gắng thu xếp để mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới Mỹ hội đàm với Tổng thống Barack Obama (tại Sunnylands, Nam California, nơi từng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Ttrung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên năm 2013) trong tháng 2-2016, nhằm củng cố đoàn kết trong khối ASEAN trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tờ Nikkei Asian Review coi đây là động thái hiếm thấy bởi ông Barack Obama vừa gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kualar Lumpur, Malaysia hồi tháng 11.

Giới truyền thông cho rằng, tại cuộc gặp sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ hối thúc các bên hữu quan đẩy nhanh việc đàm phán, để ký Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tạo căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp, hạn chế nguy cơ xung đột. Theo nhận định của Nikkei Asian Review, các quốc gia ASEAN vẫn còn chia rẽ trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc.

Khi bình luận trên Today Online hôm 21-12, học giả Ấn Độ Brahma Chellaney cho rằng, Trung Quốc sẽ phải trả giá cho những gì đã gây ra tại Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Brahma Chellaney khuyến cáo, việc Bắc Kinh ngang nhiên bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa trái phép tại Biển Đông, khiến cho tuyến hàng hải thương mại trọng yếu quốc tế gặp nguy hiểm, nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn chưa phải trả giá cho hành vi của mình.

Điều đáng nói là khi nào Bắc Kinh còn cảm thấy muốn làm gì thì làm thì họ sẽ tiếp tục quân sự hóa, bành trướng tại Biển Đông, và việc này chỉ khiến gia tăng căng thẳng với các nước hữu quan, thậm chí dễ tạo ra xung đột ngoài ý muốn.

Học giả Brahma Chellaney còn nhấn mạnh, không chỉ muốn bành trướng xuống Biển Đông, Bắc Kinh còn muốn tạo ra trật tự mới ở châu Á, nơi Mỹ cũng muốn đẩy mạnh chiến lược “xoay trục”.

Mối lo của Mỹ

Ngày 22-12, tờ Quả táo (Hongkong) dẫn tuyên bố mới đây của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, theo đó lực lượng này ủng hộ quan điểm của Tổng thống Barack Obama trong việc chống lại hành động chiếm đóng các đảo, bãi đá đang tranh chấp và tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông mà Bắc Kinh đã và đang tiến hành.

Đô đốc John Richardson còn nhấn mạnh, Mỹ phải tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ để thực thi các quy định, tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trong khu vực này - Hải quân Mỹ sẽ chứng minh về quyền tự do hàng hải tại Biển Đông bằng những đợt tuần tra phù hợp với luật pháp quốc tế.

Không thể đồng hành như thế - 1

Học giả Chellaney Brahma

Tờ Washington Free Beacon vừa dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa tầm xa DF-41, có tầm bắn 12.000km từ bệ phóng nằm trên đường ray xe lửa (5-12) có khả năng vươn tới các mục tiêu ở Mỹ.

Theo tài liệu của CIA, Bắc Kinh đã phát triển các bệ phóng tên lửa từ đường ray từ năm 1982. Và vụ thử hôm 5-12 là cột mốc quan trọng đối với các nhà phát triển vũ khí Trung Quốc, chứng tỏ Bắc Kinh đang hướng tới việc triển khai DF-41 trên tàu hỏa, ngoài các bệ phóng di động trên đường.

Ước tính số đầu đạn dự trữ hiện nay của Bắc Kinh vào khoảng 300 và Trung Quốc sẽ phát triển hệ thống đường sắt và tàu ngầm ở miền Trung dành cho tên lửa tàu hỏa.

Theo nhận định của ông Phillip Karber, chuyên gia quốc phòng đứng đầu tổ chức Potomac Foundation, với sự kết hợp của tính di động tốc độ cao, các toa tàu ngụy trang như tàu hỏa chở khách, đường hầm bảo vệ, nạp tên lửa, cùng với nhiều đầu đạn, khiến cho hệ thống vô cùng khó khăn để kiểm tra.

Trước đó (15-12), tờ Washington Free Beacon dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã thực hành một cuộc tấn công mô phỏng bằng tên lửa vào tàu sân bay USS Reagan trong cuộc chạm trán cách đây vài tuần trên biển Nhật Bản. Và cuộc chạm trán này được coi là "gần nhất giữa tàu sân bay Mỹ với tàu ngầm Trung Quốc trong một thập kỷ qua".

Tàu sân bay USS Reagan là trung tâm của cụm tàu sân bay chiến đấu duy nhất đang được Mỹ triển khai tới Yokosuka, Nhật Bản để thế chỗ cho cụm tàu sân bay chiến đấu USS Washington.

Giới quân sự cho rằng, nếu tàu ngầm Trung Quốc diễn tập khóa mục tiêu tên lửa vào tàu sân bay Mỹ, thì Bắc Kinh đã vi phạm Quy tắc chạm trán bất ngờ trên biển (CUES) mà hai nước ký năm 2014, nhằm giảm thiểu nguy cơ nổ ra xung đột giữa tàu chiến hai bên.

Theo ông Rick Fisher, chuyên gia quân sự tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, hải quân Trung Quốc hiện đang sở hữu nhiều loại tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa diệt hạm.

Mượn gió bẻ măng

Trong số ra ngày 22-12, tờ Khoa học Công nghệ Trung Quốc đăng bài viết của tác giả Tống Quang Vũ, Trần Toàn Toàn và Hầu Dự, đến từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc. Họ đều cho rằng, vì liên tiếp phát động chiến tranh đã tạo ra thâm hụt lớn, nên Mỹ đang lực bất tòng tâm trong việc triển khai tàu sân bay ở khu vực Trung Đông.

Hải quân Mỹ cũng vừa cảnh cáo, nếu không có biện pháp thỏa đáng thì đến năm 2016, khu vực tác chiến Thái Bình Dương sẽ thiếu tàu sân bay. Được biết, tại phiên điều trần về hiện trạng tàu sân bay mới đây, Chủ tịch Ủy ban quân sự của Hạ viện Mỹ cho rằng, khoảng trống hiện diện của tàu sân bay sẽ trực tiếp làm suy yếu năng lực răn đe xung đột, ứng phó khủng hoảng của Washington.

Theo kế hoạch ban đầu, tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald Ford sẽ được bàn giao trong năm 2016, nhưng đã bị lùi đến năm 2019. Và điều này đồng nghĩa với kế hoạch xây dựng 11 hạm đội tàu sân bay của Mỹ bị trì hoãn.

Trước đó (18-12), tờ China News và tờ Người quan sát Trung Quốc đưa tin, khi gặp Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus hôm 14-12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã yêu cầu Hải quân Mỹ điều chỉnh số lượng chế tạo tàu tuần duyên từ 52 chiếc xuống còn 40 chiếc.

Đồng thời hy vọng, Hải quân Mỹ sẽ phân phối lại vốn, để mua nhiều máy bay chiến đấu F/A-18 và F-35 hơn. Nhưng yêu cầu này của ông Ashton Carter đã bị Hải quân Mỹ phản đối mạnh mẽ.

Bởi theo kế hoạch, sau năm 2021, Hải quân Mỹ sẽ chính thức đổi tàu tuần duyên thành tàu hộ vệ, cũng như chế tạo một loại phiên bản cải tiến của tàu tuần duyên, trang bị vũ khí hạng nặng hơn và đó là quyết định được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra trong năm 2014.

Theo ông Kendall Bridgwater, Chỉ huy tàu tuần duyên Milwaukee, chức trách của Hải quân Mỹ là bảo vệ sự thông suốt của các tuyến đường hàng hải, và đây là chức trách đã được thực hiện qua nhiều thế kỷ.

Chuẩn Đô đốc Brian Antonio cho biết, tàu tuần duyên Milwaukee sẽ tham gia các hoạt động tuần tra ở Biển Đông trong thời gian tới. Và trước năm 2018, hải quân Mỹ sẽ triển khai 4 tàu tuần duyên ở Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải.

Không thể đồng hành như thế - 2

Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald Ferd Mỹ

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift từng cảnh báo (14-12) nguy cơ xảy ra chạy đua vũ trang ở Biển Đông có thể gây bất ổn trong khu vực. Đồng thời kêu gọi các nước, nhất là Trung Quốc cần giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế.

Đô đốc Scott Swift cũng cho rằng, luật pháp quốc tế ở Biển Đông đang bị đe dọa do việc quay lại sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ có khả năng xảy ra. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lại cho rằng (15-12), có một số nước đang cố tình thổi phồng tình hình căng thẳng ở Biển Đông nhằm gây chia rẽ và tìm cách can dự vào khu vực này.

Vẫn không thay đổi

Ngày 21-12, tờ Đông Phương (Hongkong) cho rằng, Trung Quốc đang rơi vào thế bị cô lập trong vấn đề Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh ra sức kêu gọi các nước hữu quan thương lượng trực tiếp để giải quyết tranh chấp tại khu vực nhạy cảm này. Nhưng vì các nước kể trên đều được “lĩnh giáo” và đã nhận rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, nên họ không hưởng ứng “thiện chí” của Trung Quốc.

Giới quan sát nhận định, Trung Quốc đang lo ngại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye, Hà Lan sẽ xử Philippines thắng và bác bỏ “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh tự vẽ ra, và đó sẽ là đòn giáng thẳng vào uy tín quốc tế của Bắc Kinh.

Hãng Reuters vừa dẫn lời kêu gọi Mỹ dừng bán vũ khí cho Đài Loan của Ngoại trưởng Vương Nghị. Bởi trước đó (16-12), Washington đã cho phép bán lô vũ khí trị giá 1,83 tỉ USD cho Đài Loan, và việc này khiến Trung Quốc tức giận. Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc khó trả đũa cho dù Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

Theo trang Navy Times, giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, trong năm 2016, Hải quân Mỹ sẽ thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Ngày 16-12, tờ The Hill dẫn lời Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cho biết, ông đang hối thúc Lầu Năm Góc cung cấp thêm chi tiết về cuộc tuần tra hải quân hơn 1 tháng trước ở Biển Đông.

Trước đó, ông John McCain cũng đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, yêu cầu Lầu Năm Góc công khai làm rõ ý định của hoạt động tuần tra gần quần đảo Trường Sa.

Giới quan sát coi động thái của Mỹ và Australia cùng với vụ kiện của Philippines ở Tòa án Quốc tế chứng tỏ, dư luận trong và ngoài khu vực đều không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Ngày 22-12, tờ Đa Chiều cho rằng, Washington không muốn đối đầu trực diện với Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng cũng không muốn để Biển Đông trở thành “ao nhà” của Trung Quốc. Và đứng trước khả năng “Biển Đông có thể sinh biến”, ông chủ Nhà Trắng không thể khoanh tay ngồi nhìn, nên quyết định chọn giải pháp “rút củi đáy nồi”.

Trước đó (21-12), tờ Nikkei Asian Review đưa tin, Nhà Trắng đang cố gắng thu xếp để mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới Mỹ hội đàm với Tổng thống Barack Obama (tại Sunnylands, Nam California, nơi từng tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Ttrung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên năm 2013) trong tháng 2-2016, nhằm củng cố đoàn kết trong khối ASEAN trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tờ Nikkei Asian Review coi đây là động thái hiếm thấy bởi ông Barack Obama vừa gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kualar Lumpur, Malaysia hồi tháng 11.

Giới truyền thông cho rằng, tại cuộc gặp sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ hối thúc các bên hữu quan đẩy nhanh việc đàm phán, để ký Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), tạo căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp, hạn chế nguy cơ xung đột.

Theo nhận định của Nikkei Asian Review, các quốc gia ASEAN vẫn còn chia rẽ trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc.

Theo

PetroTimes