1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Kế hoạch di tản tuyệt mật của Mỹ năm 1975: Thoát thân

Trong những ngày cuối tháng 4, không quân Mỹ đã đưa cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và hàng chục nghìn người lớn và trẻ em di tản sang Mỹ.

Kế hoạch không thuận lợi
 
Kế hoạch không thuận lợi

Ngày 17-4, Tổng thống Mỹ Gerald Forrd hạ lệnh lần lượt sơ tán khoảng 200.000 người, bao gồm: các quan chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa và gia quyến; “tay chân”, “vợ hờ” của các quan chức quân sự, dân sự Mỹ và những đứa trẻ có huyết thống Mỹ. Tốp đầu tiên có thể được di tản bằng máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất vài ngày sau cuộc họp.

Chiến dịch di tản hành động không được thuận lợi bởi Bộ quốc phòng Hoa Kỳ muốn ưu tiên di tản người Mỹ khỏi Nam Việt Nam trước nên đã vứt bỏ kế hoạch sơ tán quan chức Việt Nam. Điều này đã khiến số lượng người được di tản chỉ bằng 1/3 so với kế hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, kế hoạch của Lầu Năm Góc cũng không thể thực hiện được. Nguyên nhân bởi Tổng thống Ford và Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger cương quyết phản đối, vì nếu làm như vậy, sau này Hoa Kỳ sẽ không còn mặt mũi nào đối diện với các đồng minh thân cận.

Tổng thống đã hạ lệnh cho Bộ quốc phòng Hoa Kỳ phải xây dựng kế hoạch “rút dần trong trật tự” những quan chức Việt Nam Cộng hòa và thân quyến của họ. Lúc đó, Lầu Năm Góc mới bắt đầu chuẩn bị các phi đội máy bay vận tải ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhưng điều mà các nhà hoạch định chính sách của Nhà Trắng và quan chức của Lầu Năm Góc năm mơ cũng không nghĩ đến là do quá lo lắng, Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn đã hành động quá sớm, gây nên tình trạng hỗn loạn không thể kiểm soát được.

Bộ quốc phòng Mỹ đã không thể thực hiện đúng kế hoạch di tản, thông báo về kế hoạch đào thoát đã không thể đến tay những người Mỹ và các quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Có tới một nửa số máy bay vận tải rời Sài Gòn với các khoang chứa rỗng.

Một hành động không kém phần gay cấn đối với vị quan chức CIA Frank Snepp là phi vụ đưa cựu Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu sang Mỹ. Cục tình báo trung ương Mỹ đã ra lệnh cho ông phải đích thân đưa vị Tổng thống ngụy ra phi trường Tân Sơn Nhất và bay sang Mỹ an toàn.

Ngày 21-4, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Trong bài diễn văn từ nhiệm, ông Thiệu giận dữ nói: “Người Mỹ đã vứt bỏ chúng tôi trong thời khắc quyết định, trút bỏ cho chúng tôi những việc mà họ đã không thể làm được”.
Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21-4-1975
Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21-4-1975

Saun này, ông Snepp nhớ lại: “Khi chúng tôi đưa vị cựu Tổng thống và khối lượng đồ đạc khổng lồ của ông ta lên xe tải, các đặc vụ nghe thấy rõ tiếng va đập leng keng của kim loại trong hòm xiểng, đó hiển nhiên là âm thanh của những thỏi vàng va vào nhau”.

Khi Snepp đích thân lái xe đưa ông Thiệu qua các đường phố Sài Gòn, ông ta rất lo lắng cho an nguy của mình và vị Cựu thống thống Việt Nam Cộng hòa, bởi ngay cả những đối thủ chính trị của ông Thiệu cũng có thể tập kích chiếc xe bất cứ lúc nào.

Snepp đã phải vũ trang đến tận răng, thậm chí ông còn giấu một khẩu súng ngắn xuống dưới ghế lái. Chỉ sau khi cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên máy bay an toàn, vị điệp viên kỳ cựu của CIA mới thở phào nhẹ nhõm.

Trong tuần cuối cùng của tháng 4, mỗi ngày Snepp đều ngủ được rất ít. Ông đã làm rất nhiều giấy tờ giả để sắp xếp cho những điệp viên người Việt Nam đã bán mạng cho mình, có thể lên được những chuyến bay của Hãng hàng không Mỹ được CIA sắp xếp, di tản ra nước ngoài.

Snepp còn cung cấp rất nhiều thông tin tuyệt mật cho Đại sứ Graham Martin, để ông này tin rằng sứ mệnh của người Mỹ ở Việt Nam đã hoàn toàn chấm dứt. Những điều này đã khiến ông không còn thời gian để lo lắng cho người bạn gái Việt Nam là Meryl và 2 đứa con của họ.

Rạng sáng ngày 29-4, âm thanh của đạn pháo nổ ở xa xa đã khiến Snepp giật mình thức giấc, nhảy vội xuống giường, vơ vội lấy chiếc áo choàng. Đại pháo của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắt đầu nã vào sân bay Tân Sơn Nhất, báo hiệu cuộc Tổng công kích đã bắt đầu.

Sài Gòn sắp thất thủ: Cấp tốc thoát thân

4h chiều ngày 29-4-1975, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger và phó cố vấn an ninh quốc gia Brent Scowcroft đã cắt ngang một cuộc họp tại Nhà Trắng và đưa cho Tổng thống Ford một bức điện, trên đó có viết: “Sân bay Tân Sơn Nhất đã bị Việt Công pháo kích, khiến 2 lính hải quân đánh bộ Mỹ tử vong”.
Trực thăng Mỹ sơ tán người tại Đại sứ quán Hoa Kỳ
Trực thăng Mỹ sơ tán người tại Đại sứ quán Hoa Kỳ

Được biết, ngày 29-4-1975, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích và trước đó bị thả bom thiệt hại nặng nên phải đóng cửa. Trong ngày đó, một chiếc máy bay C-130 Hoa Kỳ bị trúng hỏa tiễn bốc cháy trên đường băng và 2 lính hải quân đánh bộ Mỹ bảo vệ sân bay cũng bị thiệt mạng.

Nội dung đoạn thông báo trong bức điện nhấn mạnh, Sài Gòn có thể thất thủ trong một sớm một chiều, phi trường duy nhất của Mỹ tại Việt Nam đã không còn an toàn cho các cuộc không vận, đã đến lúc thực hiện “Chiến dịch Gió Lốc” (Operation Frequent Wind).

“Operation Frequent Wind” là mật danh của kế hoạch sử dụng máy bay trực thăng của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ từ các tàu chiến ngoài khơi bờ biển Việt Nam, sơ tán những công dân Hoa Kỳ cuối cùng rời mảnh đất đau thương đối với người Mỹ. Ngoài ra, kế hoạch này còn bao hàm một số hoạt động khác.

30 phút sau khi Tổng thống Ford nhận được bức điện, Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên phát chương trình âm nhạc “Giáng sinh trắng” (White Christmas). Đây chính là mật hiệu quy ước cho tất cả công dân Hoa Kỳ và quan chức Việt Nam Cộng hòa còn lưu lại Sài Gòn nhanh chóng đến các khu vực tập kết quy định trước để di tản chuyến cuối cùng.

Đại sứ quán Mỹ trở nên hỗn loạn, toàn bộ nhân viên được huy động, bao gồm cả lái xe, đầu bếp… để đóng gói tài liệu, vật tư; lính hải quân đánh bộ Mỹ đã rải trong sứ quán một “Cây nhiệt đới” lớn để giúp máy bay trực thăng hạ cánh thuận tiện, đồng thời đứng trấn trên các bờ tường căng hàng rào thép gai để ngăn người Việt Nam trèo qua hàng rào 4m vào Đại sứ quán.

Phía bên ngoài hàng vạn người Việt Nam tập trung trước Đại sứ quán hy vọng có thể kiếm được cơ hội lên máy bay ra nước ngoài. Snepp và một vài người khác nhận thấy đã có một số quan chức và bạn bè Việt Nam tiến vào Đại sứ quán

Khi leo lên đến tầng 6 - nơi đặt văn phòng của Cục tình báo trung ương Mỹ, Snepp nhận thấy một cảnh tượng hỗn loạn bởi một số quan chức cao cấp CIA đang bàn bạc xem làm sao để giải cứu 30 thân nhân người Việt Nam, trong đó có không ít “bạn gái” của họ.
Trực thăng Mỹ sơ tán người tại Cơ quan tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO
Trực thăng Mỹ sơ tán người tại Cơ quan tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO)

“Snepp khốn khổ” vừa phải tìm cách phá hủy tuyến thông tin mật của CIA trong Đại sứ quán (Mạng Kim cương - Diamond Network), vừa phải điều động trực thăng bay đến mấy con phố xung quanh Đại sứ quán đón 30 thân quyến của mấy vị quan chức CIA mang hàm Trạm phó.

Trong giai đoạn cuối của đợt di tản xuất hiện những tình tiết bất ngờ về vụ nhân viên tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn giúp đỡ trùm mật vụ dưới thời Ngô Đình Diệm là Trần Kim Tuyến kịp bay ra nước ngoài và việc CIA bỏ quên ở Việt Nam 70 phiên dịch, gây ảnh hưởng lớn đến lưới tình báo ở Việt Nam.

(Những điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau)

Khái lược về “Chiến dịch Gió Lốc” (Operation Frequent Wind)

“Chiến dịch Gió Lốc” (Operation Frequent Wind) là chiến dịch trực thăng vận của không quân thuộc hải quân Mỹ nhằm di tản người Mỹ và một số quan chức người Việt cùng thân quyến của họ rời khỏi Sài Gòn, diễn ra từ chiều 29 đến 30 tháng 4 năm 1975.

“Chiến dịch Gió Lốc” được coi là chiến dịch cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Còn Hạ sĩ Charles McMahon và Chuẩn hạ sĩ Darwin Judge là hai binh sĩ cuối cùng của Mỹ tử trận trong khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam.

Tổng số tàu thuyền hải quân Mỹ được huy động cho chiến dịch “Operation Frequent Wind” lên tới gần 50 chiếc, trong đó có tàu đổ bộ chỉ huy LCC-19 USS “Blue Ridge”, tàu sân bay CV-19 USS Hancock, hàng không mẫu hạm CV-41 USS Midway và tàu khu trục FF-1087 USS Kirk…

Trong vòng 19 giờ đồng hồ, 81 máy bay trực thăng của hải quân đánh bộ Mỹ đã chở hơn 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt Nam ra các tàu sân bay ở ngoài khơi. 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng 4, chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh bay ra biển, chiến dịch chính thức chấm dứt.

Trong những ngày trước đó, máy bay Hoa Kỳ đã di tản được 50.493 người Mỹ và người tị nạn miền Nam Việt Nam (trong đó có 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam trong Chiến dịch Babylift) được di tản từ Tân Sơn Nhất. Các phi công Mỹ đã bay tổng cộng 1.054 giờ và 682 chuyến bay trong suốt các đợt di tản.

 
Theo Thiên Nam
Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm