Học giả Việt tại Harvard nói gì về giàn khoan 981?
Liên quan tới việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, các chuyên gia, học giả người Việt tại Đại học Harvard và Đại học Massachusetss Boston cho rằng hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đồng thời đánh giá cao các biện pháp phản ứng mà Việt Nam đã và đang thực hiện và nhận định về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Dưới đây là một số ghi nhận của phóng viên TTXVN tại New York:
1. Tiến sỹ Ngô Như Bình, Chủ nhiệm Chương trình Tiếng Việt thuộc Bộ môn Văn minh và Ngôn ngữ Đông Á, Đại học Harvard.
"Là một người Việt Nam, tôi cực lực phản đối hành động của Trung Quốc đã đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam. Tại sao Trung Quốc lại hành động như vậy? Theo tôi nghĩ, mục tiêu về kinh tế không phải là mục tiêu quan trọng mà mục tiêu chính trị có lẽ rõ ràng hơn. Trung Quốc có tham vọng rất lớn tại Biển Đông và 'đường lưỡi bò' là sự thể hiện rất rõ tham vọng bành trướng ấy. Tại hội thảo về biển đảo tôi đứng ra tổ chức tháng 1/2014 tại Harvard, tôi đã mời các chuyên gia nước ngoài để nghe ý kiến của họ. Đường lưỡi bò không được ai thừa nhận cả.
Về cách phản ứng của Việt Nam trước hành động của Trung Quốc, tôi thấy có nhiều dấu hiệu rất đáng mừng. Thứ nhất, chính phủ Việt Nam đã cho người dân thấy rõ quan điểm của mình, và đã lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc. Thứ hai, chính phủ Việt Nam đã cho phép người dân biểu tình hòa bình, thể hiện lòng yêu nước. Rất đáng tiếc là bạo động xảy ra, gây ra hậu quả hết sức tai hại, nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Tôi rất mừng là chính phủ Việt Nam đã khởi tố, nghiêm trị những kẻ cầm đầu. Tôi nghĩ là trong tương lai, chính phủ nên để người dân biểu tình một cách có tổ chức, văn minh để biểu lộ lòng yêu nước.
Giải quyết căng thẳng hiện nay như thế nào thì ý kiến có khác nhau. Có người nói rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Có người lại bảo đồng thời với đàm phán, thương lượng cũng phải chuẩn bị về mặt quân sự. Tôi cho đây là ý kiến đúng thôi. Nhưng chiến tranh là điều không ai muốn. Việt Nam phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế để đối phó với Trung Quốc, nhưng vấn đề là tranh thủ như thế nào? Việt Nam tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi rất nhiều nước khác cũng tuyên bố như vậy, trong đó có các nước ASEAN. Vậy Việt Nam phải thương lượng như thế nào để tranh thủ sự đồng tình của các nước khác? Tôi cho rằng Việt Nam phải có một chính sách mềm dẻo hơn trong cách đặt vấn đề về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN. Với các nước khác trong ASEAN cũng tuyên bố chủ quyền, Việt Nam cần làm việc với họ để có sự thỏa thuận, phân chia như thế nào đó, xuất phát từ thực tế.
Còn vấn đề có nên đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không, tôi cho rằng phải hỏi ý kiến các chuyên gia về luật quốc tế. Một khi đã đưa ra, Việt Nam phải có cơ sở pháp lý hết sức chắc chắn. Trước hết xem Philippines họ làm thế nào. Tôi nghĩ Philippines sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam vào thời điểm này. Sau đó, đương nhiên nếu Việt Nam đưa ra tòa án quốc tế, thì phải thuê luật sư nước ngoài và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia quốc tế. Tôi cho rằng thời điểm này là thời điểm Việt Nam có thể đưa vấn đề ra tòa án quốc tế".
2. Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư, cựu giảng viên Trường Luật Harvard (Harvard Law School) thuộc Đại học Harvard:
Về cách phản ứng của Việt Nam trước hành động của Trung Quốc, tôi thấy có nhiều dấu hiệu rất đáng mừng. Thứ nhất, chính phủ Việt Nam đã cho người dân thấy rõ quan điểm của mình, và đã lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc. Thứ hai, chính phủ Việt Nam đã cho phép người dân biểu tình hòa bình, thể hiện lòng yêu nước. Rất đáng tiếc là bạo động xảy ra, gây ra hậu quả hết sức tai hại, nghiêm trọng về kinh tế và chính trị. Tôi rất mừng là chính phủ Việt Nam đã khởi tố, nghiêm trị những kẻ cầm đầu. Tôi nghĩ là trong tương lai, chính phủ nên để người dân biểu tình một cách có tổ chức, văn minh để biểu lộ lòng yêu nước.
Giải quyết căng thẳng hiện nay như thế nào thì ý kiến có khác nhau. Có người nói rằng đây là thời điểm tốt để Việt Nam đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Có người lại bảo đồng thời với đàm phán, thương lượng cũng phải chuẩn bị về mặt quân sự. Tôi cho đây là ý kiến đúng thôi. Nhưng chiến tranh là điều không ai muốn. Việt Nam phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế để đối phó với Trung Quốc, nhưng vấn đề là tranh thủ như thế nào? Việt Nam tuyên bố chủ quyền với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi rất nhiều nước khác cũng tuyên bố như vậy, trong đó có các nước ASEAN. Vậy Việt Nam phải thương lượng như thế nào để tranh thủ sự đồng tình của các nước khác? Tôi cho rằng Việt Nam phải có một chính sách mềm dẻo hơn trong cách đặt vấn đề về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tìm sự hậu thuẫn của các nước ASEAN. Với các nước khác trong ASEAN cũng tuyên bố chủ quyền, Việt Nam cần làm việc với họ để có sự thỏa thuận, phân chia như thế nào đó, xuất phát từ thực tế.
Còn vấn đề có nên đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không, tôi cho rằng phải hỏi ý kiến các chuyên gia về luật quốc tế. Một khi đã đưa ra, Việt Nam phải có cơ sở pháp lý hết sức chắc chắn. Trước hết xem Philippines họ làm thế nào. Tôi nghĩ Philippines sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam vào thời điểm này. Sau đó, đương nhiên nếu Việt Nam đưa ra tòa án quốc tế, thì phải thuê luật sư nước ngoài và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia quốc tế. Tôi cho rằng thời điểm này là thời điểm Việt Nam có thể đưa vấn đề ra tòa án quốc tế".
2. Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư, cựu giảng viên Trường Luật Harvard (Harvard Law School) thuộc Đại học Harvard:
"Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) luôn đòi hỏi các bên thương nghị và cả hòa giải trước khi đem ra các thủ tục bó buộc. Vì thế các cuộc thương nghị ngoại giao song phương, đa phương phải luôn có. Nếu thương nghị song phương mà bá quyền lấn áp, thì phải dùng thương nghị đa phương qua ASEAN. Nếu các nước nhỏ quá ngại đối đầu với Trung Quốc thì Việt Nam cần phải có cả sự can thiệp của các nước lớn có quyền lợi ở Biển Đông như Nhật, Australia, Nga, Ấn và nhất là Mỹ.
Một nền ngoại giao đa phương đã có thể làm chùn bớt hành vi hung hăng của Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể đưa vấn đề ra Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) hoặc Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ. Một nghị quyết của ĐHĐ LHQ là áp lực công luận quốc tế, có thể làm chùn bước Trung Quốc. Tuy ở HĐBA, khi lấy quyết định có thể vấp phải phiếu phủ quyết của Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn cần đưa ra hay nhờ cường quốc đưa ra vì đó là thủ tục có thế làm bất cứ khi nào có đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, cụ thể là việc Trung Quốc đem chiến hạm đe dọa và dùng các thủ đoạn vũ lực với lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam, như vậy để tạo dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam.
Để có thể kiện Trung Quốc, cần phải hiểu rõ lập luận của Trung Quốc về vị trí giàn khoan. Khi đem giàn khoan đến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng "đường chín đoạn", vốn không có thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn cứ cho sự xâm lấn. Bộ Ngọai giao Trung Quốc đã nham hiểm tránh viện dẫn "đường 9 đoạn" vô căn cứ đó, mà dùng lập luận cơ bản về vùng EEZ của Trung Quốc và nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Tây Sa (Hoàng Sa)" mà UNCLOS sẽ công nhận cho Hoàng Sa nếu hội đủ điều kiện. Thứ hai, Trung Quốc cũng lập luận là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý vế phía đông) và cũng nằm trong EEZ của Trung Quốc tính từ Hải Nam.
Vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nào? Luận cứ thứ nhất của Trung Quốc là dùng Hoàng Sa đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Hoàng Sa không phải của Trung Quốc mà của Việt Nam; (ii) Hoàng Sa không có mỏm đá nào, kể cả Phú Lâm, xứng đáng gọi là đảo mà toàn là đá. Vụ kiện về điểm chủ quyền đất đai trên Hoàng Sa là thuộc luật quốc tế truyền thống, theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hòa bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng vũ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục. Tòa án có thẩm quyền về việc này là Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice - ICJ). Rất tiếc là trong hiện trạng luật quốc tế, không thể lôi Trung Quốc ra tòa ICJ được như một số kiến nghị của một số người.
Trước Tòa án Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể bác bỏ cả luận cứ thứ hai về khoảng cách đảo Hải Nam tới giàn khoan chỉ có 180 hải lý, cùng với một phần của luận cứ thứ nhất về tư cách đảo của Hoàng Sa. Tòa án Trọng tài Luật Biển là tòa mà Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra, theo thủ tục bó buộc trong UNCLOS, và Trung Quốc không thể dùng quyền bảo lưu khi đã ký Công ước, là không nhận thủ tục bó buộc cho các tranh luận việc chồng lấn của các vùng EEZ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Như đã đề cập ở trên, lập luận của Trung Quốc là giàn khoan đặt ở vị trí chồng lấn của EEZ của Việt Nam tính từ bờ biển Việt Nam và EEZ của Trung Quốc tính từ Hải Nam. Việt Nam cũng có thể đề nghị Toà Trọng tài xử về biên giới biển mặc dù Trung Quốc có bảo lưu khi gia nhập Công ước về vấn đề biên giới biển hay vịnh lịch sử. Theo điều 298, Đoạn 4 của UNCLOS dành quyền cho quốc gia duyên hải, Việt Nam vẫn có thể thách thức Trung Quốc trước tòa.
Việt Nam có thể biện luận theo luật là vị trí giàn khoan ở trong Thềm Lục địa mở rộng của Việt Nam, và hơn nữa, ở hẳn sang phía Việt Nam nếu cần phải thương lượng theo Công ước để tìm ra một đường trung tuyến (median line) giữa hai Thềm Lục địa. Có thể thương lượng không xong, thì Việt Nam vẫn có thể biện minh như vậy khi đề nghị Tòa Trọng tài giải thích Công ước. Trước Tòa Trọng tài, mục đích quan trọng nhất là có được một bản án giải thích (declaratory judgement) giải thích và áp dụng Công ước về vấn đề không có mỏm đá, đất nào trong Hoàng Sa, kể cả Phú Lâm, xứng đáng là đảo.
Việt Nam cũng có thể đề nghị Tòa giải thích việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu thông, với vòng vây rộng lớn các tàu chiến và hải giám quanh giàn khoan. Trung Quốc đã không tuân thủ Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận đã nêu ở Điều 58. Trong khi Việt Nam chỉ giới hạn hoạt động vào các lô 118 và 119, thì Trung Quốc - đáng lẽ phải thực hiện các bước đi thương lượng giải quyết bất đồng với Việt Nam - thì lại hành xử lấn lướt, hung hăng".
3. Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Bá Chung thuộc Viện nghiên cứu William Joiner, Đại học Massachusetts Boston.
Một nền ngoại giao đa phương đã có thể làm chùn bớt hành vi hung hăng của Trung Quốc. Việt Nam cũng có thể đưa vấn đề ra Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) hoặc Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ. Một nghị quyết của ĐHĐ LHQ là áp lực công luận quốc tế, có thể làm chùn bước Trung Quốc. Tuy ở HĐBA, khi lấy quyết định có thể vấp phải phiếu phủ quyết của Trung Quốc, nhưng Việt Nam vẫn cần đưa ra hay nhờ cường quốc đưa ra vì đó là thủ tục có thế làm bất cứ khi nào có đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, cụ thể là việc Trung Quốc đem chiến hạm đe dọa và dùng các thủ đoạn vũ lực với lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam, như vậy để tạo dư luận quốc tế có lợi cho Việt Nam.
Để có thể kiện Trung Quốc, cần phải hiểu rõ lập luận của Trung Quốc về vị trí giàn khoan. Khi đem giàn khoan đến vị trí giữa hai lô dầu 142 và 143 trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, thì trái với sự bàn luận cuộc một số người, Trung Quốc không dùng "đường chín đoạn", vốn không có thể biện hộ được và bị tất cả các nước và học giả chất vấn, làm căn cứ cho sự xâm lấn. Bộ Ngọai giao Trung Quốc đã nham hiểm tránh viện dẫn "đường 9 đoạn" vô căn cứ đó, mà dùng lập luận cơ bản về vùng EEZ của Trung Quốc và nói là giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của các đảo Tây Sa (Hoàng Sa)" mà UNCLOS sẽ công nhận cho Hoàng Sa nếu hội đủ điều kiện. Thứ hai, Trung Quốc cũng lập luận là giàn khoan cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam (cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý vế phía đông) và cũng nằm trong EEZ của Trung Quốc tính từ Hải Nam.
Vậy Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nào? Luận cứ thứ nhất của Trung Quốc là dùng Hoàng Sa đòi quyền khai thác cho giàn khoan phải được bác khước bằng hai vụ kiện trong đó Việt Nam phải trình hồ sơ về hai điểm: (i) Hoàng Sa không phải của Trung Quốc mà của Việt Nam; (ii) Hoàng Sa không có mỏm đá nào, kể cả Phú Lâm, xứng đáng gọi là đảo mà toàn là đá. Vụ kiện về điểm chủ quyền đất đai trên Hoàng Sa là thuộc luật quốc tế truyền thống, theo đó Việt Nam phải minh chứng theo nguyên tắc luật quốc tế là một chính quyền muốn xác nhận chủ quyền phải có sự liên tục hành xử chủ quyền trong hòa bình, nói rõ ý định làm chủ, và nếu bị cưỡng chiếm thì phải phản đối chính quyền mới cướp bằng vũ lực đất của mình để ngăn cản chính quyền mới này thủ đắc chủ quyền bằng sự hành xử chủ quyền liên tục. Tòa án có thẩm quyền về việc này là Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice - ICJ). Rất tiếc là trong hiện trạng luật quốc tế, không thể lôi Trung Quốc ra tòa ICJ được như một số kiến nghị của một số người.
Trước Tòa án Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể bác bỏ cả luận cứ thứ hai về khoảng cách đảo Hải Nam tới giàn khoan chỉ có 180 hải lý, cùng với một phần của luận cứ thứ nhất về tư cách đảo của Hoàng Sa. Tòa án Trọng tài Luật Biển là tòa mà Việt Nam có thể đưa Trung Quốc ra, theo thủ tục bó buộc trong UNCLOS, và Trung Quốc không thể dùng quyền bảo lưu khi đã ký Công ước, là không nhận thủ tục bó buộc cho các tranh luận việc chồng lấn của các vùng EEZ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Như đã đề cập ở trên, lập luận của Trung Quốc là giàn khoan đặt ở vị trí chồng lấn của EEZ của Việt Nam tính từ bờ biển Việt Nam và EEZ của Trung Quốc tính từ Hải Nam. Việt Nam cũng có thể đề nghị Toà Trọng tài xử về biên giới biển mặc dù Trung Quốc có bảo lưu khi gia nhập Công ước về vấn đề biên giới biển hay vịnh lịch sử. Theo điều 298, Đoạn 4 của UNCLOS dành quyền cho quốc gia duyên hải, Việt Nam vẫn có thể thách thức Trung Quốc trước tòa.
Việt Nam có thể biện luận theo luật là vị trí giàn khoan ở trong Thềm Lục địa mở rộng của Việt Nam, và hơn nữa, ở hẳn sang phía Việt Nam nếu cần phải thương lượng theo Công ước để tìm ra một đường trung tuyến (median line) giữa hai Thềm Lục địa. Có thể thương lượng không xong, thì Việt Nam vẫn có thể biện minh như vậy khi đề nghị Tòa Trọng tài giải thích Công ước. Trước Tòa Trọng tài, mục đích quan trọng nhất là có được một bản án giải thích (declaratory judgement) giải thích và áp dụng Công ước về vấn đề không có mỏm đá, đất nào trong Hoàng Sa, kể cả Phú Lâm, xứng đáng là đảo.
Việt Nam cũng có thể đề nghị Tòa giải thích việc Trung Quốc, một quốc gia duyên hải, đã đơn phương ngăn chặn tự do lưu thông, với vòng vây rộng lớn các tàu chiến và hải giám quanh giàn khoan. Trung Quốc đã không tuân thủ Công ước liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các mục đích khác mà quốc tế thừa nhận đã nêu ở Điều 58. Trong khi Việt Nam chỉ giới hạn hoạt động vào các lô 118 và 119, thì Trung Quốc - đáng lẽ phải thực hiện các bước đi thương lượng giải quyết bất đồng với Việt Nam - thì lại hành xử lấn lướt, hung hăng".
3. Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Bá Chung thuộc Viện nghiên cứu William Joiner, Đại học Massachusetts Boston.
"Tôi có theo dõi báo chí từ khi Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng biển chủ quyền Việt Nam, tôi rất vui khi thấy quốc tế nói chung không có cảm tình với hành động của Trung Quốc và rất đáng mừng là Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của thế giới. Thêm vào đó, người dân cả trong nước và ngoài nước đã rất năng nổ trong việc chống lại hành động của Trung Quốc. Trước đó, đã có những hiểu lầm ở ngoại quốc là Việt Nam trao đất trao biển cho Trung Quốc. Nhưng quan điểm của chính phủ Việt Nam vừa rồi rất rõ ràng, nếu Trung Quốc không rút giàn khoan thì sẽ có những biện pháp kế tiếp, và điều này đã xóa được những sự hiểu lầm trước kia và do đó nhận được sự ủng hộ của người dân Việt Nam trên khắp thế giới.
Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã tạo ra một phản ứng mạnh tại cộng đồng người Việt hải ngoại. Họ lần đầu tiên thấy Trung Quốc trực tiếp xâm phạm hải phận của Việt Nam, hết sức ngang ngược và không có cớ gì để làm chuyện đó. Họ có trao đổi bàn luận nhiều trong cộng đồng, tất cả đều chống đối. Hành động của Trung Quốc có mặt tích cực với ta là giúp cộng đồng người Việt ở hải ngoại gần gũi hơn với cộng đồng trong nước. Còn với giới học giả tại Mỹ nói chung và tại Boston nói riêng, họ đều thấy việc làm của Trung Quốc là không hợp lý. Vấn đề họ bàn thảo hiện nay là Mỹ nên làm gì để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tôi thấy Việt Nam đã chủ trương hòa bình với Trung Quốc hơn chục năm rồi, liên tục các vụ bắt giữ ngư dân, thuyền đánh cá, đòi bồi thường... và thái độ của Việt Nam hết sức hòa hoãn, chính sự hòa hoãn đó tạo ra hiểu lầm ở ngoại quốc. Thái độ hiện tại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất hợp lý, mình chọn con đường hòa bình trước, nếu không giải quyết được sẽ có biện pháp kế tiếp, chẳng hạn đưa ra tòa án quốc tế giống như Philippines đã làm. Tôi tin chắc với lịch sử làm chủ các hòn đảo đó của Việt Nam trong quá khứ, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Với việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò là lợi ích cốt lõi, tôi thấy không có cách nào để mình ngăn cản hành động tương tự (việc đặt giàn khoan - PV) của Trung Quốc. Thế nên sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ phải đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trung Quốc có thể sẽ không ra tòa vì họ biết họ thua. Thế nhưng cả thế giới sẽ thấy rằng quyết định của Trung Quốc là sai và Trung Quốc khó có thể tiếp tục dùng sức mạnh để đàn áp các nước khác tại Biển Đông".
Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã tạo ra một phản ứng mạnh tại cộng đồng người Việt hải ngoại. Họ lần đầu tiên thấy Trung Quốc trực tiếp xâm phạm hải phận của Việt Nam, hết sức ngang ngược và không có cớ gì để làm chuyện đó. Họ có trao đổi bàn luận nhiều trong cộng đồng, tất cả đều chống đối. Hành động của Trung Quốc có mặt tích cực với ta là giúp cộng đồng người Việt ở hải ngoại gần gũi hơn với cộng đồng trong nước. Còn với giới học giả tại Mỹ nói chung và tại Boston nói riêng, họ đều thấy việc làm của Trung Quốc là không hợp lý. Vấn đề họ bàn thảo hiện nay là Mỹ nên làm gì để đối phó với sự hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tôi thấy Việt Nam đã chủ trương hòa bình với Trung Quốc hơn chục năm rồi, liên tục các vụ bắt giữ ngư dân, thuyền đánh cá, đòi bồi thường... và thái độ của Việt Nam hết sức hòa hoãn, chính sự hòa hoãn đó tạo ra hiểu lầm ở ngoại quốc. Thái độ hiện tại của Việt Nam đối với Trung Quốc rất hợp lý, mình chọn con đường hòa bình trước, nếu không giải quyết được sẽ có biện pháp kế tiếp, chẳng hạn đưa ra tòa án quốc tế giống như Philippines đã làm. Tôi tin chắc với lịch sử làm chủ các hòn đảo đó của Việt Nam trong quá khứ, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Với việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò là lợi ích cốt lõi, tôi thấy không có cách nào để mình ngăn cản hành động tương tự (việc đặt giàn khoan - PV) của Trung Quốc. Thế nên sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ phải đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trung Quốc có thể sẽ không ra tòa vì họ biết họ thua. Thế nhưng cả thế giới sẽ thấy rằng quyết định của Trung Quốc là sai và Trung Quốc khó có thể tiếp tục dùng sức mạnh để đàn áp các nước khác tại Biển Đông".
Theo Quang Tuyến-Lê Dương
Báo tin tức/TTXVN