1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Hoãn tuyên bố độc lập: "Bước lùi" khôn ngoan của Catalonia

Rút bài học kinh nghiệm từ mô hình xứ Basque bằng cách trao thêm nhiều quyền tự trị về tài chính hơn cho Catalonia sẽ là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong vòng 4 thập kỷ qua, kể từ khi đất nước Tây Ban Nha chuyển sang chế độ dân chủ vào năm 1975.


Ảnh: Getty Images

Ảnh: Getty Images

Những phản ứng khác nhau

Ngày 10/10, Thủ hiến Thủ hiến Carles Puigdemont cùng các chính trị gia khác của vùng Catalonia đã ký một văn kiện tuyên bố Catalonia độc lập tách khỏi Tây Ban Nha. Song ngay lập tức tạm hoãn việc tuyên bố và kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán với Madrid về cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất tại Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ qua. Quyết định của Thủ hiến Puigdemontđã gây ra những phản ứng khác nhau từ hai phía vùng Catalonia và chính quyền trung ương Madrid.

Trong bài phát biểu trước các nhà lập pháp khu vực tại Barcelona, một bài phát biểu nhận được những phản hồi đầy mâu thuẫn trong lực lượng ly khai, Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont cho biết ông chấp nhận "sự ủy nhiệm của người dân" để khu vực này trở thành "một nước cộng hòa độc lập" sau kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 1/10.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo 54 tuổi này đã yêu cầu Nghị viện vùng Catalonia “tạm hoãn việc tuyên bố độc lập nhằm bắt đầu tiến hành đàm phán trong các tuần tới".

Trong khi đó, phía chính quyền trung ương Madrid ngay lập tức đưa ra những chỉ trích về bài phát biểu của Thủ hiến Catalonia.

Phó Thủ tướng Tây Ban NhaSoraya Saenza de Santamaria trao đổi với báo giới sau khi lãnh đạo Catalonia ký tuyên ngôn độc lập rằng ông Puigdemont làa “người không biết mình ở đâu, không rõ mục tiêu của mình là gì và cũng không chắc là mình muốn trở thành nhật vật như thế nào”.

Ngày 11/10, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Alfonso Dastis cho rằng bài phát biểu về nền độc lập của Thủ hiến vùng Catalonia Carles Puigdemont là “một trò bịp bợm”, mặc dù ông cho biết vẫn để ngỏ khả năng đàm phán trong khuôn khổ Hiến pháp Tây Ban Nha.

Trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Europe 1 của Pháp, ông Dastis khẳng định bài phát biểu của Thủ hiến Catalonia là “một trò bịp bợm khi nói một đằng làm một nẻo”. Khi được hỏi về khả năng tiến hành thêm một cuộc trưng cầu dân ý tại Catalonia, ông Dastis nêu rõ hiến pháp Tây Ban Nha không cho phép điều này xảy ra.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Tây Ban Nha khẳng định: “Chúng tôi không thể chấp nhận một bộ phận người dân Catalonia quyết định vận mệnh của cả Tây Ban Nha”.

Đặc biệt, trong bối cảnh tương lai của Tây Ban Nha đang đứng trước nhiều dấu hỏi lớn, sáng 11/10, Thủ tướng Mariano Rajoy chủ trì một cuộc họp nội các khẩn cấp để thảo luận về phản ứng của chính phủ trung ương. Ông Rajoy cam kết sẽ dùng mọi quyền hạn của mình để ngăn Catalonia độc lập, thậm chí còn để ngỏ khả năng áp đặt quyền kiểm soát trực tiếp đối với vùng bán tự trị này.

Một bước lùi khôn ngoan

Các nhà quan sát cho rằng, quyết định hoãn tuyên bố độc lập để mở cánh cửa đối thoại với chính quyền trung ương Madrid của Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont là một “bước lùi” khôn ngoan trong bối cảnh nguy cơ bất ổn, bạo lực và thiệt hại với cả hai phía nếu vùng bán tự trị này nhất quyết tuyên bố độc lập.

Hiện chưa rõ các cuộc đàm phán kể trên sẽ diễn ra như thế nào và ai sẽ đóng vai trò trung gian. Tuy nhiên, Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy trước đây từng loại trừ khả năng đàm phán với chính quyền vùng Catalonia chừng nào họ chưa từ bỏ chiến dịch đòi độc lập.

Nếu ông Puigdemont đơn phương tuyên bố độc lập, Thủ tướng Rajoy có thể dùng quyền khẩn cấp để áp đặt quyền kiểm soát trực tiếp với Catalonia theo Điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha. Điều này đồng nghĩa với việc lực lượng an ninh quốc gia sẽ một lần nữa được triển khai trên các đường phố của vùng này, một hành động mang tính khiêu khích, có thể kích động bạo lực.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã dự đoán rằng bất chấp mối quan hệ gay gắt giữa giới lãnh đạo Barcelona và Madrid, hai bên sẽ đàm phán thành công một thỏa thuận cho phép Catalonia có thêm quyền tự trị và tự chủ hơn trong vấn đề thuế và tài chính.

Tờ Washington Post cho biết nhiều nhà bình luận đánh giá quyết định của ông Puigdemont là nhằm thỏa mãn phần nào cả hai phía đối địch, khi ông một mặt khẳng định độc lập của Catalonia là điều tất yếu, song lại trì hoãn việc ra tuyên bố độc lập để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với giới chức Tây Ban Nha và châu Âu.

Tờ báo này cũng cho rằng phát biểu của Puigdemont chứng tỏ ông đã lắng nghe lời cảnh báo của giới chức châu Âu, nhất là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, về việc không nên có những quyết định quá vội vã có thể khiến mọi khả năng đàm phán "chết yểu".

Theo Đức Thức

Tiền phong