1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hai câu hỏi lớn cho cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn

(Dân trí) - Liệu cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn có báo trước những thời khắc hỗn loạn? Liệu căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên có dịu bớt hay hai bên sẽ nảy sinh xung đột sau những động thái lần này của Seoul và Washington?


Hai câu hỏi lớn cho cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn - 1

Điểm đánh dấu đỏ là nơi xảy ra vụ đắm tàu Cheonan trên Hoàng Hải (Yellow Sea), trong khi cuộc tập trận chung được tiến hành ở biển Nhật Bản (Sea of Japan)

Những hệ lụy

Việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ năm 1976 đến nay sau khi cáo buộc Triều Tiên đứng sau vụ tàu chiến Cheonan bị đắm hồi tháng 3 càng khiến tình hình ở khu vực Đông Á thêm phức tạp.
 
Cả Washington và Seoul đã huy động một số vũ khí và khí tài trọng yếu tham gia cuộc tập trận kéo dài bốn ngày: 20 tàu ngầm và tàu chiến cùng khoảng 200 máy bay chiến đấu và 8.000 quân, trong đó phải kể đến sự hiện diện của hàng không mẫu hạm lớp Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington và lần đầu tiên máy bay F-22 Raptor được đưa vào sử dụng trong cuộc diễn tập quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc ở khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên.
 
Vụ Cheonan xảy ra cùng dịp kỷ niệm 60 năm ngày bùng nổ chiến tranh Triều Tiên. Và giờ, người ta lo ngại căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên có thể dẫn tới một cuộc chiến khác và Đông Á có thể để mất hòa bình và ổn định. Về mặt giấy tờ, hai miền Triều Tiên hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt năm 1953 bằng một điệp định đình chiến chứ không phải thỏa thuận hòa bình.
 
Hai câu hỏi lớn cho cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn - 2
Chiếc FA-18 cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS George Washington trong cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

Từ hồi tháng 6, Hàn Quốc đã tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận chung với Mỹ, với sự tham gia của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington ở vùng biển Hoàng Hải mà Seoul gọi là Biển Tây, như là một hành động “răn đe” với Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức khoảng 100 cuộc tập trận chung mỗi năm, nhưng chưa bao giờ để “răn đe’ Triều Tiên. Việc tiến hành một cuộc tập trận ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Trung Quốc bị Bắc Kinh phản đối dữ dội. Mỹ và Hàn Quốc sau đó đã phải chuyển địa điểm tập trận lần này đến bờ biển phía Đông (biển Nhật Bản).

Vụ việc tàu Cheonan đã làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng trái với lo ngại của người dân, tình hình trên bán đảo Triều Tiên có vẻ sẽ không dẫn đến một cuộc xung đột quy mô lớn. Với nỗ lực của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, hòa bình và ổn định ở Đông Á vẫn có khả năng được duy trì. Có 3 nguyên nhân để đưa ra nhận định lạc quan này:

Thứ nhất, bối cảnh quốc tế hiện nay hoàn toàn khác với những gì của 60 năm trước đây, khi thế giới (hầu hết) bị chia làm 2 phe thù địch. Vì hòa bình và phát triển đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thời đại này, nên Mỹ và các nước châu Âu không muốn lần nữa sa lầy vào suy thoái bằng việc châm ngòi một cuộc chiến tranh. Và cho dù Mỹ và các nước khác ủng hộ kết quả điều tra về vụ tàu Cheonan, họ vẫn kiềm chế trước hành động trả đũa quân sự.

Thứ hai, cả Bình Nhưỡng và Seoul đều không muốn tranh cãi hiện nay leo thang thành cuộc xung đột vì đây sẽ là một đòn mạnh giáng vào nỗ lực cải thiện điều kiện sống của người dân của Triều Tiên và là một thảm họa đối với nỗ lực phục hồi kinh tế của Hàn Quốc.

Thứ ba, dù bày tỏ thông cảm với Hàn Quốc sau vụ Cheonan, phần lớn các nước đều ủng hộ một cuộc điều tra khoa học để tìm ra nguyên nhân thực sự của vụ này và kêu gọi Seoul và Bình Nhưỡng duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Các bên được gì?

Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ giành được hai mối lợi quan trọng qua vụ tàu Cheonan. Thứ nhất, tận dụng sự phẫn nộ của chính phủ Hàn Quốc với Triều Tiên, Mỹ có cơ hội chứng tỏ thế mạnh hải quân ở vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên và thể hiện với thế giới rằng nước này sẵn sàng bảo vệ đồng minh quan trọng ở châu Á.

Ngoài ra, Mỹ nhắc nhở Nhật Bản về sự cần thiết phải để Mỹ duy trì căn cứ không quân ở Okinawa, “vì mối đe dọa an ninh ngày càng tăng ở Triều Tiên”. Sự thật là trong một hành động rõ rệt nhằm ủng hộ cuộc tập trận Mỹ-Hàn lần này, Nhật Bản đã cử 4 sĩ quan thuộc Lực lượng phòng vệ của nước này tham gia với vai trò “quan sát viên”. Đây là lần đầu tiên các sĩ quan quân đội Nhật Bản được tham gia cuộc diễn tập quân sự trên lãnh thổ của Hàn Quốc.
 
Hai câu hỏi lớn cho cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn - 3

Người dân biểu tình phản đối tập trận chung Mỹ-Hàn ở Seoul

Cuộc tập trận sẽ không chỉ xoa dịu được cảm giác thất vọng của chính phủ Hàn Quốc về bản tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với vụ tàu Cheonan (trong đó chỉ lên án chung chung) mà còn nhằm khẳng định sự cần thiết hiện diện quân sự Mỹ ở Đông Á. Nhưng Hàn Quốc đã mất kênh đối thoại với Triều Tiên. Hầu hết các kênh đối thoại chính thức giữa hai miền Triều Tiên đã bị cắt đứt dưới thời chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak và thành quả 10 năm trong quan hệ với Triều Tiên không đi đến đâu.

Mỹ và Trung Quốc từng “đối đầu” trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước đây, nhưng giờ hai nước này đã là những đối tác chiến lược và chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề toàn cầu. Lợi ích chung của hai nước này ngày nay là hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Họ cần ngồi xuống và tìm cách tránh những vũng lầy. Thuyết phục hoặc thúc giục Triều Tiên và Hàn Quốc tiến vào bàn đối thoại và cộng tác với nhau sẽ là chiến lược thực tế hơn nhiều.

Nguyễn Viết
Tổng hợp