1. Dòng sự kiện:
  2. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  3. Xung đột leo thang ở Trung Đông
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Hạ 5 tổ hợp Himars của Ukraine, Nga đã giải được "bài toán khó"?

Minh Phượng

(Dân trí) - Việc Nga được cho là liên tiếp phá hủy 5 bệ phóng tên lửa cơ động cao HIMARS của Ukraine đã khiến giới quan sát ngạc nhiên.

Hạ 5 tổ hợp Himars của Ukraine, Nga đã giải được bài toán khó? - 1

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS do Mỹ sản xuất được đánh giá là loại vũ khí thay đổi cuộc chơi tại Ukraine (Ảnh: Quân đội Mỹ).

Nga đã giải được bài toán "trinh sát - tiêu diệt"

Trong thời gian gần đây, khi hệ thống phòng không của quân đội Ukraine tiếp tục suy yếu, UAV trinh sát tầm trung của Nga đã tích cực xâm nhập sâu vào các khu vực do Kiev kiểm soát, phát hiện một số lượng lớn các mục tiêu có giá trị cao. Điều này đã giúp quân đội Nga giải được bài toán "trinh sát - phát hiện - phân tích - tấn công".

Trước đó, do một loạt yếu tố, lực lượng Moscow chưa thể trinh sát đầy đủ các mục tiêu có giá trị cao, nằm sâu phía sau tiền tuyến, dẫn đến việc quân đội Ukraine sử dụng một số loại vũ khí phương Tây tiên tiến tấn công, gây tổn thất nặng cho quân đội Nga.

Để đối phó với những loại vũ khí kiểu phương Tây này, Nga tất nhiên có thể sản xuất một số loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Nhưng vấn đề là họ có vũ khí, nhưng đối phương lại sử dụng cách đánh du kích, cơ động nhanh, di chuyển dọc đường cao tốc, khai hỏa rồi bỏ chạy.

Bắt đầu từ khoảng nửa cuối năm 2023 trở lại đây, hiệu quả phát hiện, tìm kiếm các mục tiêu tầm xa của Nga ở Ukraine bắt đầu tăng lên đáng kể. Do đó, việc các mục tiêu có giá trị cao của đối phương liên tiếp bị tiêu diệt là điều tất yếu, khiến tỷ lệ tổn thất của Ukraine tăng vọt.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, sự thiếu hụt của hệ thống phòng không của quân đội Ukraine đã đến giai đoạn trầm trọng đã tạo điều kiện cho các hoạt động trinh sát chuyên sâu bằng UAV tầm trung của Nga ngày càng thường xuyên hơn. Hàng loạt mục tiêu giá trị cao phía sau hậu tuyến của Kiev thường xuyên bị tên lửa đạn đạo Iskander đánh trúng, gây thiệt hại đáng kể.

Trong số các mục tiêu có giá trị cao này, quân đội Nga đặc biệt chú trọng phá hủy các bệ phóng tên lửa HIMARS hoặc M270. Lý do là Mỹ hiện cung cấp số lượng lớn tên lửa chiến thuật ATACMS với tầm bắn tối đa 300km, có thể bao trùm bán đảo Crimea cùng nhiều khu vực quan trọng khác.

Dù đã triển khai hệ thống phòng không dày đặc ở những khu vực này, nhưng quân đội Nga vẫn phải chịu áp lực rất lớn khi phải đối mặt với đòn tập kích tập trung của ATACMS. Ngay cả bản thân hệ thống S-300 hay S-400, cũng trở thành mục tiêu, có tổn thất nếu vụ đánh chặn thất bại.

Thậm chí nếu tên lửa rơi vào khu dân cư thì hậu quả lại càng tai hại hơn. Ví dụ vụ một quả ATACMS mang đạn chùm lao xuống bãi biển đông người ở Crimea hôm 25/6, được cho là đã khiến hơn 150 người thương vong.

Tất cả vũ khí phòng không chỉ là thụ động, cách ngăn chặn tốt nhất phải là chủ động tấn công. Nếu Moscow có thể tiêu diệt bệ phóng HIMARS và M270 của đối phương thì tất nhiên Nga sẽ giảm được áp lực lên hậu phương và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Tên lửa Iskander Nga phá hủy tổ hợp HIMARS của Ukraine (Nguồn: RIA Novosti).

"Bắn và chạy" cũng không thoát sự theo dõi của Nga

Cách đây một thời gian, lực lượng đã phát hiện được một xe phóng M270 ở tỉnh Nikolayev và theo dõi đoàn xe quay trở lại căn cứ tạm thời. Sau đó, họ nhanh chóng sử dụng tên lửa Iskander để tiêu diệt, phá hủy một số lượng lớn đạn dược khiến phương Tây sửng sốt

Gần đây quân đội Nga thông báo đã phát hiện và phá hủy bệ phóng tên lửa HIMARS của Ukraine ở Kherson, lần này không phải 1 mà là 3 xe cùng lúc.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là thông tin từ phía Nga cung cấp và trong video thật khó để đánh giá mẫu xe cụ thể nhưng khi thiết bị phân tích hình ảnh không thể xác nhận đầy đủ, sẽ có các phương pháp phán đoán khác để tham khảo.

Trước hết, căn cứ vào phương thức di chuyển của một số phương tiện quân sự Ukraine trong video và vị trí của chúng trước khi bị tấn công, có thể thấy vụ việc xảy ra ở phía nam làng Klapaya thuộc tỉnh Kherson, hiện do Kiev kiểm soát.

Đoàn xe quân sự này ban đầu di chuyển với tốc độ cao trên con đường gần đó. Một số người cho rằng điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động của bệ phóng tên lửa HIMARS.

Tất nhiên, không ai quy định rằng xe bánh lốp không thể di chuyển ở tốc độ cao trên những con đường ở hậu phương Ukraine và điều này hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng những thông tin xuất hiện sau đó lại rất quan trọng.

Nếu đội xe này là phương tiện vận tải, tiếp tế thông thường, thì phải di chuyển giữa các chân hàng phía sau và phía trước. Ngôi làng Krapaya gần nhất với khu vực do Nga kiểm soát, ở bên kia sông Dnieper là 22km và đã được chuyển đổi thành khu vực phòng thủ trọng điểm trong chiến dịch Kherson, các công sự hiện có đã được xây dựng vào thời điểm đó.

Xe bệ phóng HIMARS của Ukraine bị Nga phá hủy ở Kherson (Nguồn: Telegram).

Nhưng bây giờ quân Nga đã bị đẩy lùi sang bên kia sông Dnieper, rõ ràng Ukraine không cần triển khai tuyến phòng thủ ở đây. Ngay cả làng Krapaya cũng rất nhỏ, dân số trước xung đột chỉ dưới 200 người và nó không thể tồn tại như một cơ sở cung cấp quan trọng.

Suy cho cùng, lực lượng Kiev hiện đã kiểm soát toàn bộ bờ tây sông Dnieper cũng như tất cả các làng ở đây. Theo logic thông thường và chiến lệ từng có, nếu họ muốn xây dựng căn cứ tiếp tế, thì phải ở trong một khu dân cư lớn.

Tất nhiên, đoàn xe quân sự Ukraine trong video thực chất không có mối quan hệ trực tiếp nào với chính ngôi làng Krapaya, mà chỉ là di chuyển trên con đường gần đó. Vị trí cuối cùng của nó là hàng cây phía nam làng Krapaya, và việc triển khai trận địa được thực hiện dọc theo tuyến này.

Vành đai rừng thường được lực lượng Kiev biến thành các vị trí cho bộ binh và pháo binh ẩn nấp và là trận địa bắn, tuy nhiên, nó cách tiền tuyến hơn 20km và hiện bị ngăn cách bởi sông Dnieper. Do vậy Quân đội Ukraine sẽ không xây dựng các vị trí bộ binh ở nơi này.  

Chiếc xe cơ động đang hướng tới hàng cây để triển khai nhiệm vụ bắn, đây thực sự là đặc điểm của bệ phóng tên lửa HIMARS.

Tức là, HIMARS thường cơ động với tốc độ cao trên đường cao tốc, rẽ vào hàng cây tìm chỗ ẩn nấp để phóng đạn. Sau khi phóng đạn xong, thì nhanh chóng cơ động ra đường cao tốc, để hoàn thành việc rút lui. Đây chính là chiến thuật chủ yếu của HIMARS: "bắn và chạy".

Tại sao HIMARS phải "bắn và chạy"?

Việc cách tiền tuyến chỉ hơn 20km không phải là khoảng cách an toàn đối với các bệ phóng như HIMARS, mặc dù tên lửa ATACMS có tầm bắn lớn, đủ để đảm bảo có thể phóng ở khoảng cách an toàn. Nhưng nếu muốn tấn công sâu vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo Crimea chẳng hạn, quân đội Ukraine phải chấp nhận rủi ro.

Vì vậy, bãi phóng của HIMARS hoặc M270 phải được che giấu tối đa và gần đường. Các phương tiện quân sự Ukraine mà chúng ta thấy lần này, đều đáp ứng hai đặc điểm nêu trên.

Do họ không đến đây để cung cấp vật tư hậu cần, nên bộ binh Ukraine hiện không đóng quân ở đây. Các phương tiện trong video rõ ràng là được triển khai tạm thời, theo tầm bắn tối đa của ATACMS, việc khai hỏa từ đây, có thể bao quát vào quân cảng Sevastopol ở Crimea.

Những phương tiện được Ukraine sử dụng ở đây tất nhiên nhiều khả năng là xe phóng đạn tên lửa HIMARS. Và xét theo hiệu ứng nổ và cháy sau cuộc tấn công của tên lửa Iskander, chiếc xe bị tấn công rõ ràng đã được nạp tên lửa.

Vì vậy, ngoại trừ hình ảnh video không thể trực tiếp xác nhận đó là bệ phóng HIMARS, trên thực tế, từ các góc độ phân tích khác, có thể suy đoán rằng khả năng cao là tổ hợp loại này đã bị bắn trúng.

Tất nhiên, có 3 bệ phóng HIMARS bị phá hủy hay không, lại là chuyện khác.

Có thể không tới 3 xe, nhưng ít nhất là có vì hình ảnh video cuối cùng không thể được xác nhận, nên logic phân tích và kết luận là: dựa trên so sánh với các thông tin khác, nhiều khả năng quân đội Nga đã tấn công thành công vào bệ phóng HIMARS, nhưng vì hình ảnh không rõ ràng nên không thể xác nhận hoàn toàn cuộc tấn công.

Tương tự, ngay sau cuộc tấn công này, quân đội Nga tuyên bố đã tiêu diệt thêm hai chiếc xe phóng HIMARS cùng các phương tiện hỗ trợ đi kèm ở khu vực Nikolayev. Tình hình cũng giống như những gì đã đề cập ở trên.

Dòng sự kiện: Chiến sự Nga - Ukraine