1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Giông tố chính trị ở Washington

(Dân trí) - Ngày 2/7, Tổng thống Bush đã tạo ra giông tố chính trị ở Washington khi quyết định ban ân sủng cho Lewis Libby, cánh tay phải của Phó tổng thống Dick Cheney không phải bóc lịch 2 năm rưỡi bóc lịch, trong vụ rò rỉ thông tin của CIA liên quan đến cuộc chiến Iraq.

Trong thông cáo báo chí ra ngày 2/7, ông Bush tuyên bố tôn trọng phán quyết của toà án, nhưng cho rằng hình phạt 2 năm rưỡi tù giam là quá đáng đối với ông Libby. Ông Bush bãi bỏ hinh phạt ngồi tù nhưng vẫn giữ nguyên mức nộp phạt 250.000 USD và 2 năm thử thách dành cho ông Libby.

 

Ông Bush thông báo quyết định này sau khi Tòa án Liên bang từ chối hoãn thời gian kháng án và yêu cầu ông Libby chấp hành ngay án phạt với tội danh nói dối và cản trở cơ quan điều tra. Megan McGinn, phát ngôn viên của Phó tổng thống Mỹ cho biết, ông Cheney hoàn toàn ủng hộ quyết định trên của người đứng đầu Nhà Trắng.

 

Nhưng chính nó khiến cơn giông chính trị nổi lên trong Quốc hội Mỹ. Ông Harry Reid đứng đầu phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ coi đây là một quyết định gây xì căng đan. Còn Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho rằng nó không đúng pháp luật. John Edwards, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ phát biểu: “Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đã bị vi phạm nghiêm trọng”, bởi nếu không có sự can thiệp của Tổng thống Bush, cựu Chánh văn phòng nhân sự của ông Cheney sẽ phải chấp hành án phạt trong vài tuần tới.

 

Theo cuộc thăm dò do kênh truyền hình CNN tiến hành sau khi quyết định của ông Bush được công bố, có tới 72% người Mỹ được hỏi phản đối bất kỳ ân sủng nào dành cho ông Libby. Ông Libby năm nay 56 tuổi, bị kết tội từ tháng 3 với các tội danh cản trở người thi hành pháp luật, làm giả nhân chứng, bội thề và bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam 250.000 USD tiền phạt 2 năm thử thách ngày 5/6. Cách đây chừng 12 ngày, ông Libby đã làm đơn kháng án.

 

Vụ việc bắt đầu từ tháng 7/2003, khi báo chí tiết lộ thông tin điệp viên chìm Valerie Plame, vợ của cựu đại sứ Mỹ Joseph Wilson đã kết tội chính quyền của Tổng thống Bush thổi phồng nguy cơ Iraq. Việc tiết lộ danh tính của một điệp viên chìm CIA là hành vi vi phạm luật pháp Liên bang. Nhiều người coi hành động cố tình rò rỉ danh tính của bà Plame nhằm mục đích huỷ hoại sự nghiệp của bà cũng như trả thù ông Joseph Wilson, người đã công khai bày tỏ nghi ngờ về cái cớ chính quyền Bush phát động chiến tranh Iraq. Các nghi ngờ nhắm tới Phó tổng thống Dick Cheney, người hăng hái ủng hộ cuộc chiến Iraq và là một trong những nhân vật bí hiểm, gây nhiều tranh cãi nhất trong chính quyền Mỹ.

 

Ông Bush từng nhiều lần thể hiện sự ủng hộ đối với ông Libby cũng như gia đình ông và giữ thái độ im lặng cho đến khi mọi phao cứu trợ đã hết. Trong thông cáo đưa ra, ông Bush một lần nữa bày tỏ sự kính trọng với cánh tay phải của Phó tổng thống, coi quyết định bỏ án tù giam không phải là loại bỏ trừng phạt nghiêm khắc dành cho ông Libby. Uy tín mà ông này có được trong những năm tháng phục vụ trong chính quyền sẽ không bao giờ phai nhạt.

 

Phản ứng trước quyết định giảm án cho ông Libby, ông Wilson cho rằng điều này cho thấy “tư tưởng hủ hóa hoàn toàn” của chính quyền Tổng thống Bush.

 

 

Ngọc Nhàn

Theo AFP