1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Giỏi cả võ miệng

Tân Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Aso, 65 tuổi, có một tài nghệ ít ai sánh kịp: tài bắn súng. Thời trai trẻ ông Aso từng là xạ thủ vô địch quốc gia, từng tham dự Thế Vận hội Montreal 1976 ở môn bắn đĩa bay. Nhưng đó là chuyện cũ…

Còn hiện nay, vị cựu xạ thủ, tân ngoại trưởng được người Nhật chú ý, thậm chí khó chịu về tật ăn nói bốp chát, chẳng cần giữ ý. Có tờ báo Nhật châm biếm rằng vị tân ngoại trưởng được nhiều người nhớ đến nhờ “tài” lỡ lời hơn là tài bắn súng. Dẫn chứng thì rất nhiều.

 

Mới hồi tháng 10, ông Aso đã làm cho người bộ tộc Ainu bản địa nổi giận khi tuyên bố “Nhật Bản là một quốc gia, một nền văn minh, một ngôn ngữ, một nền văn hóa, một chủng tộc”. Năm 2001, ông dè bỉu một nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP): “Một người như ông ta đến từ một làng quê thì không thể “trở thành thủ tướng Nhật Bản được”.

 

Cá tính đặc biệt của ông Aso bắt nguồn từ nguồn gốc gia tộc. Gia đình ông sở hữu một công ty xi măng lớn ở Nhật mà ông có 6 năm làm giám đốc trước khi được bầu vào Hạ viện năm 1979. Ông có ông ngoại Shigeru Yoshida là thủ tướng Nhật thời hậu chiến. Vợ ông là con gái cựu thủ tướng Zenko Suzuki. N

 

ăm 2001 trong cuộc đua tranh chức chủ tịch LDP, ông Aso tuyên bố: “Lãnh tụ một đất nước cần có quan điểm của một giám đốc công ty. Đây là điều mà tôi có đủ, khác với những đối thủ khác”. Tiếc rằng ông đã thua đối thủ Koizumi.

 

Từng là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trong những năm 90, ông Aso không thể là người ngoại đạo về ngoại giao. Vậy mà năm 2003 ông đã xúc phạm Seoul khi tuyên bố trong thế chiến 2: Người Hàn Quốc tự nguyện chọn lấy tên Nhật cho thêm phần danh giá. Tuy theo đạo Thiên Chúa và mang tên thánh là Francisco, nhưng ông Aso năm nào cũng viếng đền Yasukuni, hành động làm xấu quan hệ Nhật – Trung và Nhật – Hàn.

 

Cách ăn nói của ông Aso đã bị báo chí Nhật khai thác triệt để. Trong cuộc họp báo sau khi nhận chức ngoại trưởng, trả lời một nhà báo hỏi ai là đối thủ gần gũi nhất cản trở sự thành đạt của ông ở nội các, ông Aso nói thẳng: “Giới truyền thông, chứ còn ai nữa!”. Tham vọng lớn nhất của ông là “tiếp quản” ghế thủ tướng khi ông Koizumi nghỉ vào tháng 9/2006.

 

Theo T.Tùng

Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm