1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

EU “gỡ nợ” cho Hy Lạp: Khó từ cơ chế tài chính?

(Dân trí) - Trong 2 ngày 25 và 26/6/2015, tại Brusells (Bỉ) Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã họp để thảo luận những vấn đề “nóng” gây chia rẽ nội bộ khối này trong thời gian vừa qua.

Người dân Hy Lạp xuống đường tuần hành. (Nguồn: Bloomberg)
Người dân Hy Lạp xuống đường tuần hành. (Nguồn: Bloomberg)

Nhất là những vấn đề kinh tế - tài chính: Nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ, yêu cầu của Anh về cải cách thể chế, tiếp tục trừng phạt kinh tế Nga và cả vấn đề “hạn ngạch” nhập cư… Tuy cơ chế tài chính là điều khó gỡ nhất, nhưng cải cách EU lại chưa thể bàn thảo trong Hội nghị lần này.

“Gỡ nợ” cho Hy Lạp khó thành

Gỡ nợ cho Hy Lạp là chủ đề nóng nhất được bàn thảo trước thềm hội nghị và là vấn đề trung tâm trong cuộc họp của các nguyên thủ 27 quốc gia EU.
 
Trước đó, ngày 22/6, Hội nghị thượng đỉnh khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) họp khẩn cấp để giàn xếp giữa Hy Lạp và bộ 3 chủ nợ (EC, ECB, IMF), nhưng đã không đạt kết quả. Chủ tịch EU ông Jean-Claude Juncker bày tỏ lo ngại về tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa hai bên.
 
Ông Juncker kêu gọi các bên cần nhanh chóng nắm bắt lại cơ hội đàm phán. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thỏa thuận nào về khoản cứu trợ trị giá 7,2 tỷ Euro (8 tỷ USD) được đưa ra, ngoài yêu cầu Hy Lạp phải bổ sung thêm những cải cách mới mà bên chủ nợ đang đòi hỏi để thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.  
 
EU nhất là Đức – quốc gia đầu tàu kinh tế Eurozone, hiện đang duy trì sức ép đối với chính phủ Hy Lạp.
 
Bộ 3 chủ nợ của Hy Lạp cho rằng chính sách cải cách kinh tế của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras chưa đủ rõ ràng và thiếu thái độ xây dựng trong các cuộc đàm phán. Vì thế, họ kiên quyết không nhượng bộ và cho biết vẫn “muốn giữ Hy Lạp ở lại khu vực Eurozone, nhưng không phải bằng mọi giá”.
 
Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hy Lạp vẫn có thể bị loại khỏi Eurozone nếu chính phủ của ông Tsipras không chấp nhận những đề xuất cải cách theo yêu cầu của nhóm chủ nợ.
 
Nguyên nhân từ cơ chế
 
Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, cũng như các nước Ireland, Bồ Đào Nha, Italia… trước đó, đã phủ bóng lên viễn cảnh một EU thịnh vượng từng là ước mơ của nhiều nước.
 
Tuy nhiên, sự tranh cãi triền miên liên quan đến vấn đề cơ chế: “cứu hay không cứu trợ”, thắt lưng buộc bụng hay nới lỏng nền kinh tế”, “ra khỏi hay ở lại” Liên minh… đã lộ ra sự yếu kém của cơ chế kinh tế EU.
 
Giới lãnh đạo EU đã dần nhận ra rằng, sự ổn định của Eurozone phụ thuộc nhiều vào quá trình hội nhập sâu hơn, với những mục tiêu vừa có tính cụ thể vừa mang tính chiến lược.
 
Vì thế, để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh EU lần này, giới chức tài chính đã có nội dung khá chi tiết về hội nhập khu vực Eurozone sâu hơn, theo đề xuất của chủ tịch EU Jean-Claude Juncker và Chủ tịch ECB Mario Draghi, nhưng bị gác lại kỳ sau do những vấn đề “nóng” đã ngốn hết thời gian.
 
Theo đề xuất của hai vị chủ tịch thì cần phải tập trung vào kế hoạch phát triển một Liên minh Ngân hàng đầy đủ với nhiều định chế mới như: phát hành trái phiếu chung, một thị trường thống nhất, hệ thống tiền tệ và cả việc thay đổi văn bản pháp lý cao nhất của khối như Hiệp ước chung châu Âu. 
 
Đây chính là những “nút thắt”, bất cập khó có thể đạt được sự đồng thuận trong việc xây dựng các thể chế tài chính chung EU nếu tiếp tục tồn tại các quy tắc riêng cho các thị trường của các thành viên riêng lẻ
 
Sự hội nhập ngày càng tăng của Eurozone sẽ tạo ra những mối đe dọa đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ tài chính của một số nước, nhất là nước Anh. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp mang tính pháp lý nhằm đảm bảo quyền của những nước thành viên EU không thuộc Eurozone.
 
Được biết, phần lớn người dân Anh mong muốn sẽ rút khỏi EU nếu trưng cầu dân ý diễn ra vào năm 2017. Tuy nhiên, Anh lại đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích của các nước thành viên trong khối. Chủ tịch EC ông Jose Manuel Barroso cáo buộc nước Anh đã đưa ra những ý tưởng “hẹp hòi”. 
 
Việc một quốc gia rời khỏi EU là vấn đề khá nhạy cảm. Tuy nhiên, những tuyên bố của Thủ tướng Anh cho thấy khả năng ra đi của nước Anh là không loại trừ.
 
Trong cuộc gặp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU giữa hai Thủ tướng Merkel và Cameron, những chủ đề liên qua đến vấn đề của Eurozone, đặc biệt là tính kỹ thuật “về các vấn đề cải cách EU sẽ được bàn thảo trong tương lai gần.
 
Theo giới chuyên gia, để có kết quả thuận lợi giúp nước Anh ở lại EU thì trước tiên Thủ tướng Cameron phải thuyết phục được EU cải cách, theo đó vị thế và quyền lợi của nước Anh sẽ được tăng cường.
 
Ông Cameron đề xuất tập trung tháo gỡ vào 5 vấn đề chủ chốt: (1) nâng cao khả năng cạnh tranh của EU bằng cách tối ưu hóa các quy định; (2) mở rộng Eurozone, nhưng không tổn hại đến lợi ích của Anh; (3) hạn chế phúc lợi xã hội đối với người nhập cư; (4) tăng thêm quyền hạn cho nghị viện các nước; (5) sớm kết thúc đàm phán AFTA với Mỹ và các nước châu Á...       
 
Theo giới quan sát, những đề xuất của ông Cameron đã nhận được “phản ứng tốt đẹp từ lãnh đạo các nước, song cũng sẽ không đơn giản để kêu gọi tất cả 27 nước trong khối đồng thuận với kế hoạch này.
Như vậy, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài trong hai ngày vẫn chưa thấy “tia sáng nào xuất hiện cuối “đường hầm”, ngoại trừ tuyên bố: “Hy Lạp phải ở lại Eurozone, đồng thời phải tiến hành cải cách cơ cấu theo yêu cầu của chủ nợ.
 
Tuy nhiên, trong trường hợp đó, IMF sẽ buộc phải hoãn kỹ thuật” việc thanh toán một phần nợ, nhưng chắc chắn sẽ yêu cầu Hy Lạp phải có cam kết rõ ràng.
 
Vì thế, giới phân tích và dư luận cho rằng, tia hy vọng cứu Hy Lạp là quá mỏng manh khi “phút 89” đang cận kề, và cải cách nền tài chính EU thực sự trở thành nhu cầu cấp bách, để tránh cho Liên minh này không bị tan rã trong tương lai./.
 

Nguyễn Nhâm