1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Dự báo sự can thiệp của nước Mỹ vào Trung Đông trong năm 2020

Tình hình khu vực sẽ tiếp diễn ra sao với các chính sách của Mỹ ở Trung Đông trong năm 2020?

Khu vực Trung Đông năm 2019 đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng, xung đột và căng thẳng leo thang từ cuộc chiến ở Syria, hạt nhân Iran, công nhận chủ quyền Israel ở Golan tới các vụ tấn công tàu chở dầu eo biển Hormuz… Trong các cuộc khủng hoàng này Mỹ đã trực tiếp can thiệp hoặc liên quan.

Dự báo sự can thiệp của nước Mỹ vào Trung Đông trong năm 2020 - 1

Mỹ và Trung Đông. Ảnh minh họa của Dreamstime.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với các cuộc điều trần luận tội và đứng trước ngưỡng cửa của cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Đây được cho là những ưu tiên cần giải quyết của ông Donald Trump trong thời gian tới. Đó cũng là lý do nhiều nhà phân tích cho rằng, các chính sách và các quyết định chiến lược của Mỹ đối với Trung Đông trong năm 2020 sẽ ít được quan tâm hơn trừ khi cần thiết.

Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành các biện pháp trừng phạt Iran ở tất cả các cấp và củng cố các căn cứ, đồng mình ở khu vực vùng Vịnh bao gồm cả Iraq nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Iran. Các chính sách gây sức ép với Iran sẽ tiếp tục trong năm tới mà không có bất đồng nào trong nội bộ nước Mỹ ngay cả với phe đối lập, cùng với việc thực hiện các biện pháp bổ sung như tăng cường lực lượng ở Syria, một số nước đồng minh Arab. Tuy nhiên, chiến thuật “gây sức ép tối đa” sẽ khó thực hiện khi cuộc bầu cử sắp diễn ra.

Ở Iraq, chính quyền Mỹ tiếp tục ủng hộ lực lượng đối lập nhưng sẽ không điều quân để thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào. Vì điều này mất rất nhiều thời gian để có thể lập kế hoạch và thực hiện nó trên mặt đất ở Iraq vì lợi ích của Mỹ và Iraq. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump có thể sẽ liên kết với các lực lượng chính trị, phe đối lập và sẽ không đứng yên nếu Iran can thiệp nhiều hơn vào Iraq. Điều này cũng tương tự như đối với Lebanon. Mỹ ủng hộ lực lượng đối lập cũng như đang lối kéo nước này vào vòng xoáy bất ổn leo thang.

Các chính sách của Mỹ sẽ tiếp tục ở Syria với sự hiện diện quân sự ở phía đông, đào tạo Lực lượng Dân chủ Syria và can thiệp vào các cuộc đàm phán chính trị về tương lai của Syria. Yếu tố duy nhất có thể xảy ra ở miền bắc Syria nếu chính phủ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào vi phạm lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ khó dự đoán khi nước này vừa muốn duy trì quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vừa muốn duy trì ảnh hưởng ở Syria và cũng không muốn nước nào qua mặt, vượt lằn ranh đỏ.

Với khu vực Bắc Phi, Mỹ đang theo sát cuộc khủng hoảng ở Libya và dự báo sẽ có nhiều biến động. Mỹ đã công nhận hoàn toàn chính phủ Tripoli và thiếu liên lạc với chính phủ miền đông để gần như đứng ở giữa hai chính phủ. Mỹ sẽ duy trì chính sách này nhưng có thể sẽ có thay đổi trừ khi quân đội Libya áp dụng vũ lực với chính phủ Tripoli hoặc sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Tripoli và Misurata dẫn tới cuộc đối đầu lớn xảy ra.

Mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Saudi Arabia, Ai Cập và UAE sẽ tiếp tục được duy trì và có thể được tăng cường trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế bởi vì các quốc gia này là trụ cột chính của liên minh Arab bảo vệ sự ổn định ở Trung Đông. Hợp tác giữa Washington với Liên minh Arab ở Yemen sẽ tiếp tục dựa trên thỏa thuận Riyadh. Đó là cũng là lợi ích của Mỹ khi hợp nhất tất cả các cường quốc này để đối đầu với ảnh hưởng của Iran và sự bùng nổ của lực lượng Houthi.

Cuối cùng, "Thỏa thuận thế kỷ" giữa Israel và Palestine dự kiến sẽ không được đưa ra trong năm nay, bất chấp ý định của ông Donald Trump và các đối tác Arab bởi vì vấn đề này cần thực hiện hai điều thứ nhất là giải quyết các cuộc khủng hoảng lớn hơn trong khu vực và chuẩn bị các lãnh đạo của Palestine, Israel tiến tới một giải pháp nghiêm túc. Nhưng thỏa thuận sẽ được tiếp tục nếu ông Donald Trump có thể giành được nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11/2020.

Theo Ngọc Thạch

VOV