1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Động thái hiếm có của Mỹ tại Baltic: Áp sát Nga

Việc Mỹ liên tiếp tập trận lớn và điều nhiều máy bay hạng nặng đến Baltic được coi là động thái chưa từng có của Mỹ tại Baltic trong nhiều năm nay.

Theo Bộ Quốc phòng Latvia, ngày 17/8, Litva đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chiến thuật Strong Hussar 2016 tại tỉnh Gaiziunai ở miền trung nước này với sự tham gia của Mỹ và Ba Lan.

Để tham gia cuộc tập trận này có tổng cộng khoảng 1.300 binh sĩ góp mặt trong cuộc tập trận kéo dài 10 ngày. Các bài tập được thực hiện gồm có phòng thủ, tấn công, hành quân chiến thuật và hỗ trợ chiến đấu. Mục tiêu của Strong Hussar 2016 là đánh giá năng lực chiến đấu của quân đội Litva, cũng như kiểm tra khả năng phối hợp với các lực lượng đồng minh.

Theo đánh giá, đây là cuộc tập trận đặc biệt vì đã huy động được 3 đơn vị quân đội chính quy và 1 đơn vị quân dự bị. Đáng chú ý, mới chỉ trước đó 2 tuần, Litva và các nước đồng minh cũng đã tổ chức một cuộc tập trận khác có tên Flaming Thunder 2016.

Binh sĩ NATO tập trận tại Baltic.
Binh sĩ NATO tập trận tại Baltic.

Được biết, trước khi tham gia tập trận chung với Latvia, ngày 2/8, Mỹ cũng đã bất ngờ điều 3 chiếc B-52 và 2 chiếc B-2 đến Baltic để tham gia tập trận. Đại tướng Kevin Huyck, Phó Tổng tham mưu tác chiến của Bộ chỉ huy không quân NATO (AIRCOM) cho hay:

"Những cuộc tập trận như Polar Roar tăng cường sự hợp tác và đẩy mạnh sự tin cậy đối với NATO trong việc bảo vệ môi trường an toàn". Vị chỉ huy này cho biết, các máy bay ném bom đã cất cánh từ các căn cứ khác nhau ở Missouri, Bắc Dakota và Louisiana trước khi gặp nhau ở Đại Tây Dương và cùng bay đến châu Âu.

Trong tập trận, các máy bay ném bom này đóng vai trò như một kẻ xâm nhập không phận NATO. Các chiến đấu cơ NATO đã được cử đi trong ít phút để cảnh báo và hộ tống những chiếc máy bay này ra khỏi vùng cấm.

Chỉ tính từ tháng 6/2016 đến nay, Mỹ đã 2 lần đưa oanh tạc cơ B-52 tham gia tập trận quy mô lớn với NATO tại Baltic, tuy nhiên đây là lần đầu có sự xuất hiện của oanh tạc cơ tàng hình B-2 kết hợp với B-52.

Theo Interfax ngày 12/6, trong cuộc tập trận Baltops 2016 cùng các nước NATO, hai chiếc B-52 của Mỹ đã áp sát Kaliningrad của Nga ở khoảng cách 50 km.

Những chiếc máy bay ném bom chiến lược mang số hiệu ICER01 và ICER02, có khả năng mang vũ khí hạt nhân, cất cánh từ căn cứ không quân ở Mildenhall, nước Anh. Hai chiếc B-52 đang tham gia tập trận Baltops 2016 cùng các nước NATO, đã tiếp cận rất gần căn cứ quân sự tại vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Một ngày trước đó, theo báo cáo trên trang web của Không quân Mỹ, B-52 đã thực hiện một chuyến bay huấn luyện cùng 12 máy bay chiến đấu của bốn quốc gia khác gồm: 2 chiếc F-16 của Không quân Ba Lan, 4 chiếc F-16 của Mỹ, 2 chiếc Eurofighter Typhoon của Đức và 4 chiếc Saab Gripens của Thụy Điển.

Tập trận Baltops-2016 của lực lượng vũ trang NATO với sự tham gia của máy bay ném bom B-52 của Mỹ được tổ chức từ ngày 3 - 19/6 ở vùng biển Baltic - giáp với vùng lãnh thổ hải ngoại duy nhất và cũng là nơi đặt trụ sở Hạm đội Baltic của Nga là Kanilingrad.

Được biết, tập trận hải quân thường niên Baltops của các lực lượng vũ trang NATO diễn ra tại biển Baltic từ năm 1972 đến nay. Đến năm 1994, nó bắt đầu được tổ chức theo khuôn khổ “Quy chế đối tác vì hòa bình của NATO”, nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác giữa hải quân Mỹ, NATO và lực lượng quân sự của các quốc gia không phải thành viên của khối này, trong đó có Nga.

Vào năm 2015 là lần đầu tiên, cuộc diễn tập với sự tham gia của quân đội từ 17 quốc gia được tổ chức mà không có sự tham gia của Nga do lệnh trừng phạt và cắt đứt hợp tác quốc phòng của Mỹ-NATO đối với Nga, sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine tháng 2/2014.

Trong một thông báo, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết, những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress của Mỹ tham gia cuộc diễn tập Baltops-2016 của Khối Đồng minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu.

Đô đốc Cecil Haney, chỉ huy trưởng STRATCOM tuyên bố, các máy bay tham gia vào cuộc tập trận này đã được chuyển từ căn cứ không quân chiến lược ở Bắc Dakota đến căn cứ Fairford của Anh.

Chính những chiếc B-52H này đã từng tham gia tập trận ở châu Âu ba năm trước. Tuy nhiên, một chiếc máy bay trong số đó đã bắt buộc phải trở về căn cứ Bắc Dakota tại Hoa Kỳ vào ngày 3/6, do các vấn đề về trục trặc kỹ thuật.

"Việc điều động máy bay ném bom chiến lược để tham gia vào hoạt động đa quốc gia trong các kịch bản khác nhau để cải thiện mức độ sẵn sàng và khả năng chiến đấu của các lực lượng quân sự của Mỹ và NATO là điều quan trọng đối với an ninh toàn cầu" - ông Haney nói.

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm