1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Điều ít biết về màn dựng "tường lửa" hoành tráng của quân đội Mỹ

Đức Hoàng

(Dân trí) - Trong các buổi biểu diễn hàng không, đội máy bay biểu diễn Mỹ thỉnh thoảng thực hiện màn ném bom giả định, dựng lên một "bức tường lửa" hoành tráng.

Điều ít biết về màn dựng tường lửa hoành tráng của quân đội Mỹ - 1

Khán giả đứng quan sát màn "dựng tường lửa" hoành tráng ở một căn cứ tại North Carolina hồi tháng 9 (Ảnh: Quân đội Mỹ).

Theo Business Insider, quân đội Mỹ thỉnh thoảng tạo thêm sự phấn kích cho các triển lãm hàng không mà họ cử đội bay tham gia, với một màn phô diễn ấn tượng mang tên "bức tường lửa".

Gần đây nhất, thủy quân lục chiến Mỹ hồi cuối tháng 9 đã trình diễn màn "dựng tường lửa" tại một căn cứ ở North Carolina. "Bức tường lửa" dài khoảng 305 m, và cao hàng chục m.

"Tường lửa" thường xuất hiện ở vị trí áp chót màn trình diễn. Nó được xem là nhằm tô điểm cho sự hoành tráng của các đội bay nhào lộn Mỹ như Blue Angels hay Thunderbirds.

Điều ít biết về màn dựng "tường lửa" hoành tráng của quân đội Mỹ

Bức tường lửa tạo cảm giác giống như đội máy bay đang rải bom xuống chiến trường, nhưng trên thực tế, đây là màn trình diễn được sắp đặt từ trước bởi đội ngũ xử lý vật liệu nổ.

"Nó mất khá nhiều thời gian. Nó cần vật liệu, chất nổ và thêm cả chuyên môn. Đội của tôi có 30 người", Michael Gaydeski, một quan chức xử lý vật liệu của thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết.

Ông Gaydeski cho biết, với một màn trình diễn "tường lửa", đội của ông cần 4 giờ đồng hồ để thiết lập và chuẩn bị. Nó cần khoảng 1.200 m dây dẫn nổ, cùng các vật liệu dễ cháy khác, chủ yếu là nhiên liệu.

Điều ít biết về màn dựng tường lửa hoành tráng của quân đội Mỹ - 2

Một chiếc máy bay của đội biểu diễn Blue Angels đậu trước "bức tường lửa" trong một buổi trình diễn tháng 5/2018 (Ảnh: Quân đội Mỹ).

Quan chức trên cho biết, màn trình diễn "tường lửa" ở một khía cạnh nào đó nguy hiểm hơn cả màn bắn pháo hoa hoành tráng nhân dịp Quốc khánh Mỹ (4/7).

Carlos Villarreal, một kỹ thuật viên xử lý vật liệu nổ với 11 năm kinh nghiệm của thủy quân lục chiến Mỹ, là người thường đảm nhiệm việc giám sát an toàn cho các màn trình diễn để đảm bảo không ai bị thương và máy bay biểu diễn không bị ảnh hưởng.

Vì vụ nổ được tạo ra từ việc kết hợp thuốc nổ thật với lượng lớn nhiên liệu nên nó biến thành một quả cầu lửa khổng lồ. "Chúng tôi đề phòng trước những mối lo ngại rằng mọi người có thể bị thương hoặc tồi tệ hơn", ông Villarreal cho biết.

Điều ít biết về màn dựng tường lửa hoành tráng của quân đội Mỹ - 3

Cận cảnh "quả cầu lửa" khổng lồ được tạo ra từ xăng và thuốc nổ (Ảnh: Quân đội Mỹ).