1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cuộc sống bên trong nhà tù khét tiếng của Mỹ ở Cuba

(Dân trí) - 16 năm sau ngày mở cửa và 9 năm sau khi cựu Tổng thống Barack Obama bày tỏ ý muốn đóng cửa, việc duy trì hoạt động của nhà tù Guantanamo ở Cuba cho đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi ở Mỹ.

Cuộc sống bên trong nhà tù khét tiếng của Mỹ ở Cuba

Nhà tù Guantanamo, hay còn gọi là Gitmo, nằm ở phía đông nam Cuba, ngoài khơi vịnh Guantanamo. Nhà tù này được lập ra dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush vào năm 2002 trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sau vụ tấn công 11/9/2001. Trong ảnh: Nhóm phạm nhân cầu nguyện buổi sáng trước khi mặt trời mọc trong nhà tù Guantanamo năm 2009.
Nhà tù Guantanamo, hay còn gọi là Gitmo, nằm ở phía đông nam Cuba, ngoài khơi vịnh Guantanamo. Nhà tù này được lập ra dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush vào năm 2002 trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sau vụ tấn công 11/9/2001. Trong ảnh: Nhóm phạm nhân cầu nguyện buổi sáng trước khi mặt trời mọc trong nhà tù Guantanamo năm 2009.

Nhà tù Guantanamo được cho là gồm một trại giam có tên gọi Trại Delta gồm 612 buồng giam và các trại nhỏ hơn - nơi thẩm vấn các nghi phạm và giam giữ các tù nhân nguy hiểm nhất. Trong ảnh: Dây thép gai chằng chịt bên ngoài Trại Delta.
Nhà tù Guantanamo được cho là gồm một trại giam có tên gọi Trại Delta gồm 612 buồng giam và các trại nhỏ hơn - nơi thẩm vấn các nghi phạm và giam giữ các tù nhân nguy hiểm nhất. Trong ảnh: Dây thép gai chằng chịt bên ngoài Trại Delta.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho biết nhà tù Guantanamo được mở cửa với mục đích giam giữ và thẩm vấn những “đối tượng đặc biệt nguy hiểm” và để hành quyết các tội phạm chiến tranh. Trong ảnh: Các binh sĩ Hải quân Mỹ áp giải một nghi phạm vào trại Delta năm 2008.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho biết nhà tù Guantanamo được mở cửa với mục đích giam giữ và thẩm vấn những “đối tượng đặc biệt nguy hiểm” và để hành quyết các tội phạm chiến tranh. Trong ảnh: Các binh sĩ Hải quân Mỹ áp giải một nghi phạm vào trại Delta năm 2008.

Khoảng 800 người mang 50 quốc tịch khác nhau đã được đưa tới nhà tù Guantanamo. Các phạm nhân từ Afghanistan, Ả-rập Xê-út, Yemen và Pakistan chiếm khoảng 70% số người bị giam giữ ở Guantanamo. Trong ảnh: Phạm nhân học kỹ năng đánh máy trên máy tính trong một giờ học về kỹ năng sống ở Trại 6 tại nhà tù Guantanamo năm 2010.
Khoảng 800 người mang 50 quốc tịch khác nhau đã được đưa tới nhà tù Guantanamo. Các phạm nhân từ Afghanistan, Ả-rập Xê-út, Yemen và Pakistan chiếm khoảng 70% số người bị giam giữ ở Guantanamo. Trong ảnh: Phạm nhân học kỹ năng đánh máy trên máy tính trong một giờ học về kỹ năng sống ở Trại 6 tại nhà tù Guantanamo năm 2010.

Nhiều phần tử khủng bố khét tiếng thế giới đã bị đưa tới nhà tù Guantanamo, bao gồm Khalid Sheik Mohammed - thủ lĩnh số 3 của Al-Qaeda và không tặc vụ 11/9 Ramzi Bin Al-Shibh. Nhiều phạm nhân tại Guantanamo là người Hồi giáo. Trong ảnh: Các phạm nhân cầu nguyện ở khu vực hoạt động chung ở Trại 6.
Nhiều phần tử khủng bố khét tiếng thế giới đã bị đưa tới nhà tù Guantanamo, bao gồm Khalid Sheik Mohammed - thủ lĩnh số 3 của Al-Qaeda và không tặc vụ 11/9 Ramzi Bin Al-Shibh. Nhiều phạm nhân tại Guantanamo là người Hồi giáo. Trong ảnh: Các phạm nhân cầu nguyện ở khu vực hoạt động chung ở Trại 6.

Nhà tù Guantanamo từng nhiều lần bị chỉ trích vì hành vi tra tấn tù nhân. Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế năm 2004 từng tới thị sát nhà tù này và cáo buộc quân đội Mỹ sử dụng cực hình để tra tấn tù nhân. Trong ảnh: Phạm nhân bị cùm chân khi dự lớp học về kỹ năng sống bên trong Trại 6.
Nhà tù Guantanamo từng nhiều lần bị chỉ trích vì hành vi tra tấn tù nhân. Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế năm 2004 từng tới thị sát nhà tù này và cáo buộc quân đội Mỹ sử dụng cực hình để tra tấn tù nhân. Trong ảnh: Phạm nhân bị cùm chân khi dự lớp học về kỹ năng sống bên trong Trại 6.

Mỹ từng tuyên bố nhà tù Guantanamo không thuộc lãnh thổ Mỹ nên không bắt buộc áp dụng hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, Guantanamo không do Cuba quản lý nên trên thực tế nhà tù này cũng không thể áp dụng luật pháp Cuba. Do vậy, bản chất pháp lý của Guantanamo cho đến nay vẫn là vấn đề để ngỏ. Trong ảnh: Phạm nhân Trại X-Ray được đưa tới phòng thẩm vấn năm 2002.
Mỹ từng tuyên bố nhà tù Guantanamo không thuộc lãnh thổ Mỹ nên không bắt buộc áp dụng hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên, Guantanamo không do Cuba quản lý nên trên thực tế nhà tù này cũng không thể áp dụng luật pháp Cuba. Do vậy, bản chất pháp lý của Guantanamo cho đến nay vẫn là vấn đề để ngỏ. Trong ảnh: Phạm nhân Trại X-Ray được đưa tới phòng thẩm vấn năm 2002.

Theo CNN, ít nhất 9 phạm nhân đã thiệt mạng trong khi bị giam giữ ở Guantanamo. Số phạm nhân kỷ lục mà nhà tù này từng giam giữ là vào năm 2003 với 684 người. Lần thả người gần nhất của nhà tù Guantanamo là vào tháng 1 năm ngoái. Trong ảnh: Phạm nhân đọc báo tại khu vực sinh hoạt chung ở Trại VI năm 2013.
Theo CNN, ít nhất 9 phạm nhân đã thiệt mạng trong khi bị giam giữ ở Guantanamo. Số phạm nhân kỷ lục mà nhà tù này từng giam giữ là vào năm 2003 với 684 người. Lần thả người gần nhất của nhà tù Guantanamo là vào tháng 1 năm ngoái. Trong ảnh: Phạm nhân đọc báo tại khu vực sinh hoạt chung ở Trại VI năm 2013.

Ngay sau khi nhậm chức năm 2009, cựu Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh hành pháp để đóng cửa các trại giam ở nhà tù Guantanamo trong vòng một năm. Tuy nhiên Quốc hội Mỹ không đồng tình và chỉ chấp thuận giảm số lượng phạm nhân từ 234 xuống còn 40 người. Trong ảnh: Các phạm nhân nói chuyện qua hàng rào ở Trại 4.
Ngay sau khi nhậm chức năm 2009, cựu Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh hành pháp để đóng cửa các trại giam ở nhà tù Guantanamo trong vòng một năm. Tuy nhiên Quốc hội Mỹ không đồng tình và chỉ chấp thuận giảm số lượng phạm nhân từ 234 xuống còn 40 người. Trong ảnh: Các phạm nhân nói chuyện qua hàng rào ở Trại 4.

Cựu Tổng thống Obama gọi nhà tù Guantanamo là một “chương buồn trong lịch sử Mỹ”. Trong khi đó, người kế nhiệm ông, Tổng thống Donald Trump, tuyên bố sẽ mở cửa nhà tù này và sử dụng Guantanamo làm nơi giam giữ những “tên xấu xa”, thậm chí ủng hộ việc sử dụng các biện pháp tra tấn. Trong ảnh: Bên trong một buồng giam ở Trại 5 của nhà tù Guantanamo.
Cựu Tổng thống Obama gọi nhà tù Guantanamo là một “chương buồn trong lịch sử Mỹ”. Trong khi đó, người kế nhiệm ông, Tổng thống Donald Trump, tuyên bố sẽ mở cửa nhà tù này và sử dụng Guantanamo làm nơi giam giữ những “tên xấu xa”, thậm chí ủng hộ việc sử dụng các biện pháp tra tấn. Trong ảnh: Bên trong một buồng giam ở Trại 5 của nhà tù Guantanamo.

Năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 445 triệu USD để duy trì hoạt động của nhà tù Guantanamo, giảm so với khoản chi 522,2 triệu USD năm 2010. Trong ảnh: Căn phòng được sử dụng làm nơi gặp gỡ giữa các luật sư và thân chủ tại Trại 6.
Năm 2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 445 triệu USD để duy trì hoạt động của nhà tù Guantanamo, giảm so với khoản chi 522,2 triệu USD năm 2010. Trong ảnh: Căn phòng được sử dụng làm nơi gặp gỡ giữa các luật sư và thân chủ tại Trại 6.

Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để yêu cầu chính phủ Mỹ đóng cửa nhà tù Guantanamo. Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, vẫn còn 41 phạm nhân bị giam giữ ở Guantanamo. Trong ảnh: Phòng thẩm vấn phạm nhân bên trong Trại Delta.
Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để yêu cầu chính phủ Mỹ đóng cửa nhà tù Guantanamo. Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, vẫn còn 41 phạm nhân bị giam giữ ở Guantanamo. Trong ảnh: Phòng thẩm vấn phạm nhân bên trong Trại Delta.

Những người chỉ trích nói rằng nhà tù Guantanamo đã trở thành nơi giam giữ những phạm nhân không qua xét xử và cáo buộc chính phủ Mỹ vi phạm nhân quyền khi tra tấn các phạm nhân. Trong ảnh: Phạm nhân tập thể dục bên trong nhà tù Guantanamo.
Những người chỉ trích nói rằng nhà tù Guantanamo đã trở thành nơi giam giữ những phạm nhân không qua xét xử và cáo buộc chính phủ Mỹ vi phạm nhân quyền khi tra tấn các phạm nhân. Trong ảnh: Phạm nhân tập thể dục bên trong nhà tù Guantanamo.

Thành Đạt

Ảnh: Reuters