1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cuộc đời Lý Quang Diệu - người kiến tạo Singapore phồn thịnh

(Dân trí) - Nổi tiếng là người thông minh, diễn thuyết lôi cuốn và có tài lãnh đạo, ông Lý Quang Diệu đã đưa Singapore từ một nước nghèo lên sánh ngang các nước phát triển phương Tây.

Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, trong một gia đình người Hoa giàu có sống tại Singapore từ thế kỷ 19.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Học rất giỏi ngay từ nhỏ, ông Lý được nhận vào Viện Raffles tại Singapore, vốn quy tụ 150 học sinh xuất sắc nhất tại đây. Sau khi tốt nghiệp đầu bảng tại trường này, ông nhận được nhiều học bổng nhưng cuối cùng quyết định theo học ngành luật tại trường Fitzwilliam, thuộc đại học Cambridge, Anh.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Tại thời điểm ông tốt nghiệp và trở về nước, Singapore vẫn là thuộc địa của Anh. Ông Lý đã cùng những người cùng chung chí hướng lập ra đảng Nhân dân hành động (PAP) và ông là Tổng bí thư của đảng do mình lập ra năm 1954.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Năm 1955, hiến pháp mới của Singapore được thông qua, tăng số ghế đại biểu được bầu thông qua bầu cử lên 25 trong tổng số 32 ghế, thay vì thông qua bổ nhiệm như trước đây. Đảng PAP khi ấy chỉ giành được 3 ghế.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Năm 1956, ông Lý tới Anh để đàm phán về khả năng Singapore tuyên bố độc lập. Đàm phán thất bại, xung đột nổ ra tại Singapore và một năm sau ông lại quay trở lại London để đàm phán về khả năng Singapore trở thành một quốc gia tự trị, có hiến pháp mới. Theo bản hiến pháp này, bầu cử sẽ được tiến hành trong năm 1959. Và đảng PAP của ông Lý đã thắng áp đảo với 43/51 ghế tại Quốc hội. Singapore trở thành quốc gia tự trị, ngoại trừ các vấn đề quân sự và đối ngoại. Ông Lý nhậm chức ngày 5/6/1959, trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore độc lập và nắm quyền suốt 31 năm sau đó.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Để được độc lập hoàn toàn khỏi thực dân Anh, ông Lý đã vận động người dân ủng hộ ý tưởng liên bang với các thuộc địa khác xung quanh, lập ra liên bang Malaysia. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1962, với 70% ý kiến ủng hộ đã giúp kế hoạch trên thành hiện thực một năm sau đó.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Tuy nhiên, do mâu thuẫn sắc tộc giữa cộng đồng người Hoa tại Singapore và người Malay, ngày 7/8/1965, ông Lý Quang Diệu đã ký hiệp định tách Singapore khỏi liên bang Malaysia, trở thành quốc gia độc lập.
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Công bố quyết định tách khỏi Malaysia ngày 9/8/1965, ông Lý đã rất xúc động và gọi đó là "khoảnh khắc đau buồn". Ông nói: “Suốt đời mình tôi đã tin vào việc sáp nhập với Malaysia và thống nhất của hai lãnh thổ. CÁc bạn biết rằng chúng ta, mỗi một người, được kết nối với nhau bởi địa lý, kinh tế, bởi sự gắn kết huyết thống… Nó đã phá vỡ mọi thứ theo đúng nghĩa đen mà chúng ta đã đấu tranh… giờ đây Singapore sẽ mãi mãi là một quốc gia độc lập, dân chủ và có chủ quyền, được tạo lập trên nguyên tắc tự do và công lý và sẽ mãi mãi theo đuổi sự thịnh vượng và hạnh phúc của nhân dân trong một xã hội chỉ có công bằng trên hết.”
Cuộc đời nhà sáng lập Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh
Việc tách khỏi Malaysia khiến Singapore gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là tài nguyên thiên nhiên hạn chế, năng lực tự phòng thủ yếu. Ông Lý đã phát động một cuộc cải cách kinh tế, khuyến khích xuất khẩu hàng thành phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời nâng cao đời sống người lao động. Những chính sách đúng đắn đã giúp đảng PAP của ông luôn áp đảo tại các cuộc bầu cử quốc hội suốt những năm sau đó. Đến tháng 11/1990, ông Lý từ chức thủ tướng nhưng vẫn là lãnh đạo đảng PAP tới năm 1992.
Ông Lý từng gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới, trong đó có ông Mao Trạch Đông (trái)
Ông Lý từng gặp gỡ nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới, trong đó có ông Mao Trạch Đông (trái).
Ông Lý Quang Diệu trong một cuộc gặp với nữ hoàng Anh Elizabeth II
Ông Lý Quang Diệu trong một cuộc gặp với nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Ông Lý Quang Diệu và phu nhân (phải) gặp thủ tướng Anh Thatcher
Ông Lý Quang Diệu và phu nhân (phải) gặp thủ tướng Anh Thatcher.
Khi đã 70 tuổi, ông Lý vẫn không ngại làm quen với máy tính
Khi đã 70 tuổi, ông Lý vẫn không ngại làm quen với máy tính.
Ông Lý thường được mời tham dự và phát biểu tại các diễn đàn, hội thảo quốc tế về phát triển
Ông Lý thường được mời tham dự và phát biểu tại các diễn đàn, hội thảo quốc tế về phát triển.

Thanh Tùng
Tổng hợp