1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Có gì trong cuộc tập trận của Nga khiến phương Tây "nóng mặt"?

(Dân trí) - Nga và Belarus đã điều động số lượng lớn binh sĩ và khí tài cho cuộc tập trận Zapad-2017. Cuộc tập trận liên quan tới toàn bộ các đơn vị quân đội, từ các loại xe bọc thép vận tải cho tới các tên lửa chiến thuật tầm ngắn.

Lực lượng tăng thiết giáp Nga - Belarus tập trận chung

Cuộc tập trận chung Zapad-2017 diễn ra giữa Nga và Belarus bắt đầu ngày 14/9. Khoảng 12.700 binh sĩ của hai nước đã được điều động, cùng dàn vũ khí bao gồm khoảng 70 máy bay, 10 tàu chiến, 680 thiết bị quân sự mặt đất trong đó có 250 xe tăng và 200 hệ thống pháo binh.

Cuộc tập trận bao gồm 2 phần, phần 1 với nội dung diễn tập phòng thủ đã kết thúc ngày 16/9. Mục tiêu của phần 1 bao gồm diễn tập nâng cao sự sẵn sàng lên mức cao nhất với các cuộc tấn công giả định cũng như triển khai các trung tâm chỉ huy, kho bãi, bệnh viện và cơ sở hạ tầng quân sự. Các đơn vị thuộc quân đội 2 nước đã kết hợp nhuần nhuyễn trong kế hoạch diễn tập tác chiến.

Lực lượng nhảy dù Nga - Belarus tập trận

Theo đó, khoảng 500 binh sĩ thuộc lực lượng nhảy dù và 10 xe chiến đấu quân sự được triển khai áp sát phòng tuyến giả định của đối phương. Trong khi lực lượng chính đang triển khai, các phương tiện và các đơn vị tiên phong triển khai tấn công mục tiêu từ 3 phía.

Quân đội 2 nước điều động 2 hệ thống tên lửa chiến lược Iskander-M và Tochka-U tấn công vào mục tiêu, trung tâm chỉ huy và đơn vị thiết giáp giả định của đối phương. Các tên lửa được phóng trong tầm mục tiêu 30km tới 100km, trong khi các máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát theo dõi tính chính xác của cuộc tấn công. Sau khi phóng tên lửa, các đơn vị này tiến hành di chuyển nhanh nhằm tránh bị phát hiện.

Xem lực lượng pháo binh Nga - Belarus tập trận

Trong lúc đó, Lực lượng phòng thủ máy bay và không quân 2 nước đã theo dõi không phận, bảo vệ đồng đội khỏi những đợt tấn công trên không. Nga và Belarus cũng đã diễn tập thử nghiệm tính tương thích giữa tác chiến điện tử và hệ thống phòng không của 2 nước.

Giai đoạn 2 của cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 17/9. Ở giai đoạn này, quân đội 2 nước tiếp tục thực hiện diễn tập tấn công vào mục tiêu giả định trên mặt đất và trên khu vực bờ biển Baltic. Ngày đầu tiên của giai đoạn 2, hạm đội biển Baltic và các máy bay của hải quân Nga được triển khai nhằm diễn tập kỹ năng tác chiến kết hợp.

Các máy bay chiến đấu Su-24 ngoài nhiệm vụ bảo vệ lực lượng mặt đất còn đồng thời thực hiện nhiệm vụ tấn công giả định. Các tàu ngầm Nga cũng tham gia vào việc tiêu diệt các mục tiêu dưới nước và hạm đội tàu chiến tiêu diệt các mục tiêu trên bề mặt và gần bờ cũng như diễn tập phòng không.

Nga - Belarus tập trận rầm rộ

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/9 đã thị sát cuộc tập trận. “Đây là điều hoàn toàn bình thường. Đây là cuộc tập trận lớn nhất. Là tư lệnh của Nga, ông Putin luôn theo dõi một giai đoạn của cuộc diễn tập”, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay.

Quy mô cuộc tập trận Nga - Belarus đã khiến NATO “nóng mặt”. Liên tiếp những ngày trước khi diễn tập diễn ra, phương Tây cáo buộc Nga có ý định xâm lược các nước láng giềng. Trong khi đó, giới chức Nga và Belarus bác bỏ các cáo buộc và khẳng định mục tiêu chống khủng bố là cốt lõi của cuộc tập trận. Nga và Belarus còn mời các quan sát viên từ các nước tới nhằm chứng minh sự minh bạch của cuộc tập trận.

Đức Hoàng

Theo RT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm