Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của truyền thông Mỹ
(Dân trí) - Lần đầu tiên sau hơn 40 năm, hãng thông tấn AP mở triển lãm ảnh “Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến” tại Hà Nội, trưng bày những bức ảnh vô giá về chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của truyền thông Mỹ.
Quang cảnh tại lối vào Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 31/1/1968 - ngày thứ hai của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Một lính Mỹ mang súng trường nằm bên cạnh đồng đội bị thương tại Phước Vinh 1967.
Một người dân miền Nam Việt Nam bị kề súng vào đầu.
Bức ảnh em bé Napalm của nhiếp ảnh gia Nick Út. Bức ảnh ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô bé đang di tản khỏi ngôi làng của mình.
Lưới hàng cẩu người tị nạn từ một xà lan lên tàu SS Pioneer Contender để sơ tán khỏi Đà Nẵng vào ngày 3/3/1975.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh Cảnh sát quốc gia - chính quyền Việt Nam cộng hòa bắn vào đầu ông Nguyễn Văn Lém - người bị tình nghi là Quân giải phóng vào ngày 1/2/1968. Bức ảnh này đã mang về cho tác giả - nhiếp ảnh gia Eddie Adams giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1969.
Một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính Việt Nam cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh của Horst Faas nhận được giải Pulitzer năm 1965.
Những người lính đang trợ giúp đồng đội bị thương tại Huế tháng 4/1968.
Một người lính ném thúng gạo vào lửa khi tới Tam Kỳ hồi tháng 10/1967.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Bức ảnh này đã tạo ra 1 làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm
Thượng sỹ không quân Mỹ Lyle Goodin vác thi thể một người phụ nữ lớn tuổi. Ảnh chụp tại Sài Gòn vào tháng 3/1965.
Bức ảnh chụp một lính cứu thương Mỹ ngước nhìn lên với một mắt không bị băng tại Tây Nguyên vào tháng 1/1966. Bức ảnh đã được giải Vàng Robert Capa từ Câu lạc bộ báo chí nước ngoài của Mỹ.
Ảnh chụp lính Mỹ chạy toán loạn khi một trực thăng bốc cháy do bị Quân Giải phóng Việt Nam bắn hạ vào tháng 7/1966.
Những người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại California, Mỹ vào tháng 12/1965.
Binh lính Mỹ, một người mang theo một con chó con, dò dẫm ở cửa hang gần một bờ sông ở Lâm Đồng vào tháng 7/1966. Hai người này đang tìm kiếm Quân giải phóng ẩn náu trong hang.
Một người phụ nữ đang bế con đi tìm nơi trú ẩn khi lính Mỹ càn quét làng Mỹ Sơn, gần Đà Nẵng để tìm Quân giải phóng. Ảnh chụp vào tháng 4/1965.
Cố vấn Mỹ dùng bạt buộc vào đòn gánh đế đưa một lính bị thương về Sài Gòn chữa trị. Ảnh chụp vào tháng 9/1965.
Máy bay trực thăng Mỹ băng phía trên bắn súng máy vào các hàng cây để yểm trợ cho lính Việt Nam Cộng hòa khi họ tấn công quân Giải phóng cách Tây Ninh 28km về phía Bắc gần biên giới Campuchia.
Một lính Mỹ nhìn lên trời tìm máy bay cứu thương sau một trận đánh ở Long Khánh vào tháng 10/1966.
Thủy quân lục chiến Mỹ chở những người lính bị thương trên đường phố Huế vào tháng 12/1968.
Các nhà sư và phụ nữ kéo hàng rào dây thép gai được dựng lên trước cửa chùa Giác Minh ở Sài Gòn để ngăn chặn biểu tình. Cảnh sát dùng dùi cui đánh bị thương ít nhất 50 người trong cuộc biểu tình này. Đây là 1 trong nhiều cuộc biểu tình của Phật giáo chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Một tháng sau đó mật vụ tấn công các ngôi chùa trên toàn miền Nam, một hành động chỉ làm tăng thêm sự thù ghét chính quyền.
Người dân, sỹ quan Việt Nam Cộng hòa chen nhau lên máy bay di tản tại thành phố biển Nha Trang vào ngày 1/4/1975.
Lính Mỹ giải một người lính Quân giải phóng sau một trận giao tranh tại thành phố Biên Hòa vào tháng 2/1969.
Một người lính lắp đặt khẩu pháo tại Thung lũng A Sầu- Huế vào tháng 4/1968.
Thủy quân lục chiến Mỹ trên đường di chuyển. Ảnh chụp vào tháng 12/1969.
Nhiếp ảnh gia Nich Út, tác giả bức ảnh Em bé Napalm.
Nick Út bên bức ảnh em bé Napal nổi tiếng ông chụp tháng 8/1972.
Rất đông người dân đến xem triển lãm ảnh của Hãng thông tấn AP. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Triển lãm 45 Tràng Tiền tới hết ngày 26/6.
Cường Net-Thiên Ân