1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Chiến lược quân sự của Mỹ trực tiếp nhằm vào Trung Quốc

Theo trang Sina News, các bản hoạch định chiến lược của Mỹ như học thuyết thuỷ-không tác chiến (AirSea Battle) và bản tổng kết quốc phòng (Defense Review) 4 năm một lần đều hướng tới việc chống lại Trung Quốc và lên kế hoạch không kích quốc gia này.

Bản tổng kết quốc phòng 2014 cho biết Mỹ cần phản ứng với các quốc gia đang tăng nhanh ngân sách quốc phòng, các vấn đề tranh chấp chủ quyền và căng thẳng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giúp đảm bảo ổn định và hoà bình tại nơi này. Các trận không kích trong tương lai của Mỹ cũng sẽ nhằm duy trì vị thế dẫn đầu và bảo vệ quyền lợi quốc gia, cũng như thành lập một bản nguyên tắc hành xử chung cho các nước trong khu vực này.
Mỹ đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của Trung Quốc
Mỹ đang đặc biệt chú ý đến sự phát triển của Trung Quốc

Mặc dù chính phủ Mỹ khẳng định học thuyết thuỷ-không tác chiến không nhằm vào bất kì nước nào nhưng bản tổng kết quốc phòng 2014 đã nêu đích danh Trung Quốc là một mối đe doạ đối với quyền lợi của nhiều nước trong vùng châu Á- Thái Bình Dương. Văn bản này cho biết quân đội Trung Quốc đang hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhanh chóng, tuy nhiên, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh lại không làm minh bạch hoá về quá trình này.

Học thuyết thuỷ-không tác chiến đã sắp xếp lại lực lượng quân đội Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á, châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, cũng như tạo ra một thế trận triển khai quân đội theo đường thẳng từ Nhật Bản, đảo Guam và Úc, điều cho phép các lực lượng quân đội Mỹ có thể không kích vào Trung Quốc từ biển, Sina News cho hay.

Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020 và tăng cường hiện diện tại Nhật Bản nhằm tăng cường tính linh hoạt cho các đợt không kích. Quân đội Mỹ tại khu vực này cũng được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa từ năm 2013, điều khiến Trung Quốc rất khó có thể bắt kịp được sức mạnh của Mỹ.

Mục tiêu hàng đầu của hải quân Mỹ tại khu vực này là xây dựng được một hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chiến như vũ khí laze và súng thanh ray để chống lại tàu sân bay Trung Quốc, mặc dù cần ít nhất 10 năm nữa dể các loại thiết bị này sẵn sàng cho chiến đấu, Sina News nhận định.

Ngoài ra tờ báo này cũng dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sử dụng các loại hình tấn công mạng và công nghệ không gian vũ trụ để chống lại sức mạnh của Mỹ. Đây là một mối đe doạ trực tiếp với Mỹ do quốc gia này đang có mục tiêu duy trì sức mạnh áp đảo trong khu vực cũng như toàn cầu.
Theo Đặng Vũ/Wantchinatimes
An ninh Thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm