1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

CHDCND Triều Tiên không ký Hiệp ước cấm vũ khí hóa học

Căng thẳng giữa CHDCND Triều Tiên và phương Tây tiếp tục gia tăng khi Bình Nhưỡng từ chối tham gia Hiệp định quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học. Trong số các nước không chịu ký hiệp định còn có bốn quốc gia Trung Đông là Ai Cập, Israel, Libăng và Syria.

Ông Rogelio Pfirter, giám đốc Tổ chức cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW), cho biết Bình Nhưỡng không trả lời đề nghị tham gia hiệp ước, trong khi bốn nước Trung Đông từ chối với lý do bất ổn trong khu vực. Hiện có 180 quốc gia ký thông qua Hiệp định cấm sử dụng vũ khí hóa học, có hiệu lực từ năm 1997. 

 

Hiện tại Nga là nước sở hữu lượng vũ khí hóa học lớn nhất: 40.000 tấn, tiếp theo là Mỹ với 27.000 tấn. Các nước khác từng tuyên bố có vũ khí hóa học là Ấn Độ, Libya và Albania.

 

Ngày 21/10, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đến Nga bàn việc giải quyết vụ khủng hoảng hạt nhân bán đảo Triều Tiên.

Sau cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tại Moscow phía Nga cho thấy dấu hiệu sẽ đồng ý thực thi việc trừng phạt CHDCND Triều Tiên.

 

Một quan chức ngoại giao Mỹ nhận định: “Có thể thấy rõ người Nga xem xét Nghị quyết 1718 một cách nghiêm túc”. Bà Rice cũng đã tiếp xúc riêng với Tổng thống (TT) Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Ivanov dù báo chí bị cấm cửa trong các cuộc gặp này.

 

Cựu tổng thống Hàn Quốc từng được trao giải Nobel Hòa bình Kim Dae-jung hôm qua cảnh báo rằng CHDCND Triều Tiên có thể sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để đáp trả lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.

 

Ông Kim Dae-jung cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ George Bush tham gia đối thoại với Bình Nhưỡng và coi đây là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.

Tuy nhiên ông Lavrov vẫn kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng chứng tỏ sự “uyển chuyển” và kiềm chế để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên. Trước đó, trên chuyến bay rời Bắc Kinh đến Moscow, bà Rice đã cho biết mục đích của chuyến đi là để củng cố sự đồng thuận cho việc thực thi nghị quyết 1718 - nghị quyết về các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết thông qua sau khi CHDCND Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân hôm 9/10.

 

Bà Rice tuyên bố không tin cậy nguồn thông tin từ hãng tin Hàn Quốc Yonhap, theo đó Chủ tịch Kim Jong-Il đã nói với phái viên Trung Quốc Đường Gia Triền rằng CHDCND Triều Tiên sẽ không thử vũ khí hạt nhân lần thứ hai nếu không bị Mỹ quấy rối. Bà Rice cho rằng CHDCND Triều Tiên luôn muốn gây thêm căng thẳng và có vẻ như bà không lưu tâm đến khả năng trở lại vòng đàm phán 6 bên của Bình Nhưỡng.

 

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã đưa ra một tuyên bố phòng vệ chung Mỹ - Hàn mạnh mẽ hơn năm ngoái, khi nói rằng Mỹ cam kết "hỗ trợ ngay lập tức cho Hàn Quốc" vì CHDCND Triều Tiên đã thử hạt nhân. Tuyên bố của ông, đưa ra sau kỳ họp lần thứ 28 Ủy ban tham vấn an ninh Mỹ - Hàn, cũng không quên nhắc lại cam kết là Mỹ sẽ sử dụng tiềm năng hạt nhân để răn đe các mối đe dọa nhằm vào Hàn Quốc.

 

Trong khi đó, Nhật có ý định trình lên Hội đồng bảo an LHQ một bản dự thảo nghị quyết khác nhằm mở rộng tối đa các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên nếu như nước này lại thử hạt nhân. Nội dung "trừng phạt đầy đủ" mà Nhật đề nghị là: Hội đồng Bảo an cho phép các hành động quân sự đối với CHDCND Triều Tiên, cấm hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm của CHDCND Triều Tiên, cấm tàu thuyền và máy bay CHDCND Triều Tiên đi vào hải phận và không phận nước khác.

 

Theo Tuổi trẻ, Người lao động/Reuters, AFP

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm