1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I

(Dân trí) - Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở Nhật hiện đang là điểm nóng của thế giới, xét về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bởi nhiệt bên trong các lõi lò phản ứng không ngừng tăng lên, khiến phóng xạ thoát ra ngoài ngày một cao, gây nguy hại cho sức khỏe con người.



Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 1

Cổng an ninh của lò phản ứng số 1 và số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hứng chịu cơn thịnh nộ của trận động đất/sóng thần hôm 11/3 vừa qua. Trận siêu động đất/sóng thần đã khiến nhà máy bị mất điện, đồng thời hệ thống làm lạnh của các lò phản ứng bên trong nhà máy điện hạt nhân bị hỏng, khiến nhiệt trong các lò này không ngừng tăng. Nhiều người đã lo ngại lõi của các lò có thể bị tan chảy. Nếu tình điều xấu này xảy ra, thì hậu quả của phóng xạ thoát ra ngoài sẽ vô cùng khủng khiếp.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 2

Các công nhân đổ nhiên liệu cho một máy phát điện xách tay tại Fukushima I vào ngày 23/3. Fukushima I có 6 lò phản ứng, trong đó có tới 4 lò bị hư hại sau trận động đất. Hai lò còn lại (số 5 và 6) được cho là an toàn, bởi khi động đất xảy ra hai lò này đã được dừng nguội để bảo trì.
 
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 3

Phòng điều khiển trung tâm của lò phản ứng số 1 tại nhà máy khi được thắp sáng trở lại, ngày 24/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 4

Xe cứu hỏa tại cổng an ninh của lò phản ứng số 1 và 2 đang hướng về lò phản ứng số 3, lò đang gặp trục trặc lớn nhất tại nhà máy điện Fukushima I. (Ảnh ngày 23/3)

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 5

Nhóm công nhân của Công ty điện lực Tokyo (Tepco), cơ quan điều hành nhà máy, ghi chép tình trạng của các thiết bị tại một phòng điều khiển ở Fukushima I. Những công nhân này được mệnh danh là nhóm cảm tử "Fukushima 50", nhóm bất chấp nguy hiểm đã ở lại ứng cứu nhà máy sau trận siêu động đất/sóng thần.
 
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 6

Các công nhân Tepco đang kiểm tra máy đo các thiết bị tại phòng điều khiển của Fukushima I ngày 23/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 7

Một cổng an ninh tại Fukushima I bị tàn phá bởi động đất/sóng thần.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 8

Sửa chữa đường điện cho Fukushima I ngày 18/3. Các công nhân tại Fukushima I đã nỗ lực cấp lại điện cho nhà máy qua đường dây cáp được kéo từ bên ngoài vào.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 9

Phòng điều khiển của lò phản ứng số 3 và 4 tại Fukushima I ngày 22/3.
 
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 10

Các công nhân đang cố gắng phun nước vào lò phản ứng số 4 ngày 22/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 11

Hư hại tại tòa nhà dịch vụ của Fukushima I.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 12

Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 ngày 21/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 13

Phòng điều khiển của lò phản ứng số 3 ngày 22/3.
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 14

Xe cứu hỏa bơm nước vào lò phản ứng số 3, ngày 18/3.
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 15

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 16
Hư hại đối với lò phản ứng số 3, ảnh chụp từ trên cao ngày 18/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 17
 Lò phản ứng số 3 là lò bị hư hại nặng nề nhất và gần đây các kỹ sư tại nhà máy nghi ngờ rằng có thể vỏ chứa lõi của lò phản ứng đã bị thủng, làm thoát một lượng lớn phóng xạ ra ngoài. Hai công nhân làm việc tại đây đã bị bỏng da, khi giẫm phải nước ứ động có lượng phóng xạ lớn gấp 10.000 lần phóng xạ thường thấy ở các lò phản ứng khác.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 18
 
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 19

Hư hại đối với lò phản ứng số 4, ảnh chụp từ trên cao ngày 16/3.

Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 20

Hư hại đối với trung tâm sức khỏe và an toàn tại Fukushima I.
Bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - 21
Sóng thần đang tiến vào Fukushima I, 40 phút sau trận siêu động đất 9,0 richter ngày 11/3. Ngày 26/3, giới chức Nhật còn phát hiện nước biển gần Fukushima chứa lượng phóng xạ iot vượt 1.250 lần mức cho phép. Tuy nhiên, họ cho rằng con người cũng như sinh vật biển chưa bị ảnh hưởng lớn. 


Phan Anh

Theo Reuters