1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Bầu cử Mỹ 2020: Khi đồ ăn nhanh trở thành “vũ khí” tranh cử tổng thống

Đức Hoàng

(Dân trí) - Nhiều chính trị gia Mỹ quảng bá việc mình thích đồ ăn nhanh để xây dựng hình tượng gần gũi với cử tri. Hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden trong cuộc bầu cử Mỹ 2020 cũng không phải là ngoại lệ.

Bầu cử Mỹ 2020: Khi đồ ăn nhanh trở thành “vũ khí” tranh cử tổng thống - 1

Ông Biden cầm cốc kem úp ngược xuống (Ảnh chụp màn hình)

Tuần trước, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đăng tải thông điệp chúc mừng “Ngày đồ tráng miệng quốc gia” (14/10) kèm theo đoạn video ông cầm một cốc kem úp ngược tại cửa tiệm Dairy Queen.

Cốc kem úp ngược được xem là biểu tượng cho chất lượng của chuỗi cửa hàng này vì chúng cho thấy kem của hãng có đủ độ đặc để không bị rơi xuống. Đây được xem là một trải nghiệm tiêu biểu giúp khách hàng ghi nhớ Dairy Queen.

Bài đăng của ông Biden nhận được rất nhiều bình luận ủng hộ của người hâm mộ hãng kem. Một người nhận định rằng việc ông Biden chú ý và nắm được đặc điểm nổi bật của Dairy Queen thể hiện ông có sự hiểu biết và có tố chất trở thành tổng thống.

Theo Washington Post, đó là một chiến thuật đơn giản, rõ ràng nhằm thể hiện cho cử tri thấy ứng viên đảng Dân chủ nắm được nhiều kiến thức về đời sống, đặc biệt trong thời điểm bầu cử Mỹ sắp tới gần. Ngoài ra, hình ảnh các chính trị gia sử dụng đồ ăn nhanh được xem là để xóa nhòa khoảng cách giữa họ và cử tri, phác họa một hình ảnh chính trị gia gần gũi, không cứng nhắc.

Từ hàng chục năm trước, chính giới Mỹ đã sử dụng chiến thuật thức ăn nhanh, từ cựu Tổng thống Ronald Reagan dừng lại để mua một chiếc bánh mì kẹp Big Mac khi đang đi tranh cử năm 1984, hay cựu Tổng thống Bill Clinton mặc quần short đi vào tiệm Mc Donald khi tranh cử năm 1992. Năm 2012, ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mitt Romney cũng xuất hiện tại một tiệm đồ ăn nhanh Wendy’s ở Ohio.

Chuyến thăm Dairy Queen của ông Biden không phải là lần đầu tiên ông lồng ghép đồ ăn nhanh và chính trị. Hồi tháng 3, ông từng cùng cựu nghị sĩ Texas Beto O’Rourke tới chuỗi nhà hàng Whataburger. Những chuyến thăm như vậy có thể phát đi thông điệp về sự gần gũi của chính trị gia tới cử tri, thay vì hình tượng nghiêm túc thường thấy trong các sự kiện vận động tranh cử.

Bầu cử Mỹ 2020: Khi đồ ăn nhanh trở thành “vũ khí” tranh cử tổng thống - 2

Ông Trump từng chi 3.000 USD mua đồ ăn nhanh đãi khách ở Nhà Trắng (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, người được xem là áp dụng chiến thuật đồ ăn nhanh hiệu quả hơn cả chính là đối thủ của ông Biden - Tổng thống Donald Trump. Năm 2016, ông Trump liên tục đăng hình ảnh ông ăn McDonald hay KFC trên chuyên cơ khi đi vận động tranh cử. Giới quan sát cho rằng ông phát đi thông điệp rằng đồ ăn nhanh chính là bản sắc Mỹ và một tỷ phú giàu có cũng có thể ăn và thích ăn đồ ăn nhanh như người bình thường.

Ông Trump thậm chí còn tổ chức tiệc ở Nhà Trắng để đãi khách bằng đồ ăn nhanh do chính ông chi tiền túi ra mua. Nói về quyết định lựa chọn tiệc ăn nhanh, ông Trump cho biết ông muốn ủng hộ các doanh nghiệp Mỹ.

Tổng thống Trump "nghiện" đồ ăn nhanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm