1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Bắc Kinh ngạo ngược trước cuộc đấu được–mất

Trung Quốc cũng sẽ buộc phải từ bỏ các cơ hội trong tương lai của mình trong việc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của UNCLOS vì văn kiện này còn liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác của Bắc Kinh.

Tòa PCA gồm 5 chuyên gia độc lập đang thụ lý vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc dựa trên Hiến chương của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo kế hoạch, tòa sẽ ra phán quyết cuối cùng vào tháng 6 tới.

Dù PCA sẽ không quyết định vấn đề chủ quyền lãnh thổ hay ấn định đường biên giới trên biển, nhưng tòa án này có thể xác định rõ liệu “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, bao trùm hơm 85% diện tích Biển Đông, có cơ sở pháp lý hay không và liệu có quần đảo nào trong vùng đang tranh chấp này thuộc vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý theo luật định hay không.

Nếu, đúng như tuyên bố trước đó, Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của tòa, điều đó sẽ hủy hoại đến hệ thống UNCLOS mà chính họ đã phê chuẩn thỏa thuận thành lập và đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán.

Việc này cũng sẽ tác động xấu đến các lợi ích của chính Bắc Kinh, càng củng cố thêm hình ảnh đứng ngoài vòng pháp luật mà họ đã tự khoác lên cho mình khi đưa ra các yêu sách lãnh thổ bành trướng cùng với các hành động xác quyết trên biển – trong đó có việc biến đổi các thực thể nổi, tôn tạo các thực thể chìm dưới mực nước biển và các bãi đá ở khu vực đang tranh chấp thành các đảo, sân bay nhân tạo và cảng biển.

Người ta vẫn hy vọng rằng Bắc Kinh có thể thay đổi cách hành xử, nhưng điều này sẽ đòi hỏi cả Mỹ và các nước châu Á bị ảnh hưởng xem xét lại các nguyên tắc của UNCLOS, đồng thời đòi các nước lớn khác gia tăng sức ép lên Trung Quốc, như tuyên bố mạnh mẽ ngày 11/4 vừa qua của nhóm G-7 về việc ủng hộ tòa PCA.

Tháng 1/2013, việc Philippines bắt đầu khởi kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài PCA của UNCLOS đã đưa hệ thống giải quyết tranh chấp bên thứ ba vào thế giới các tranh chấp biển của Bắc Kinh. Trung Quốc khi đó nhấn mạnh rằng tòa của UNCLOS không có thẩm quyền xét xử, nhưng họ cũng không đưa ra những lý do phản đối quyết định thụ lý của tòa.

Tòa PCA gồm 5 chuyên gia độc lập đang thụ lý vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc dựa trên Hiến chương của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)
Tòa PCA gồm 5 chuyên gia độc lập đang thụ lý vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc dựa trên Hiến chương của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)

Tháng 10/2015, tòa PCA ra phán quyết rằng họ có quyền tài phán đối với một số vấn đề và hoãn quyết định quyền tài phán của mình liên quan đến các vấn đề khác cho đến khi đưa ra quyết định về tính chính đáng của các yêu sách của Philippines. Quyết định này sắp được đưa ra.

Tuy nhiên, việc này còn có giá trị về chính trị nhiều hơn, chứ không chỉ về luật pháp.

Sự phản đối của Bắc Kinh cho thấy các nhân tố mang tính dân tộc chủ nghĩa cao trong quân đội và giới lãnh đạo Trung Quốc hiện chiếm ưu thế hơn so với các chuyên gia luật pháp quốc tế của nước này, cả trong và ngoài chính phủ, những người tin rằng Trung Quốc nên thử đưa vấn đề quyền tài phán của tòa PCA và yêu sách của Philippines ra tòa án của riêng mình – không cần quan tâm tới việc tòa này có thẩm quyền pháp lý để quyết định điều đó hay không.

Với cách ngoại giao làm cho láng giềngs ợ hãi của Bắc Kinh, điều đó đòi hỏi bất cứ chuyên gia nào trong lĩnh vực luật pháp quốc tế hay quan hệ đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc phải rất dũng cảm mới nói ngược lại chính sách đang được thực thi, dù các cuộc tranh luận trong giới học giả tiếp tục được phép làm điều đó.

Bắc Kinh sẽ làm gì để đáp lại quyết định cuối cùng sắp tới của tòa PCA? Im lặng lờ đi dường như không phải là lựa chọn khả thi. Một số người đồn rằng một quyết định bất lợi có thể khiến Trung Quốc bi kịch hóa sự phản đối của mình bằng cách rút khỏi hệ thống UNCLOS, như họ từng cảnh báo cách đây một năm. Nhưng khả năng phản đối thỏa thuận này cũng sẽ không xảy ra trong trước mắt nhằm làm giảm bớt nghĩa vụ của Trung Quốc phải tuân thủ quyết định của PCA, và lối phản ứng cực đoan ấy đối với một phán quyết của cộng đồng quốc tế sẽ chỉ khiến uy tín về lâu dài của Trung Quốc bị hủy hoại.

Trung Quốc cũng sẽ buộc phải từ bỏ các cơ hội trong tương lai của mình trong việc gây ảnh hưởng tới sự phát triển của UNCLOS vì văn kiện này còn liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác của Bắc Kinh.

Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục miệt thị phán quyết của tòa thông qua các tuyên bố chính thức và không chính thức, cho rằng cả quyền tài phán và các phán quyết đều không hợp lệ. Tương tự, Bắc Kinh chọn cách không tham gia việc tổ chức vụ kiện, họ đã cố gây mất uy tín vụ kiện mà tòa thụ lý, thậm chí công kích rằng các thẩm phán không độc lập và rất thiên vị. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây lên án tòa PCA là “một sự khiêu khích chính trị núp dưới bóng luật pháp”. Những nỗ lực như thế tất nhiên chỉ càng làm ảnh hưởng xấu đến sự kiếm tìm cái gọi là quyền lực mềm của Trung Quốc.

Nhưng tình hình không như mong đợi. Kinh nghiệm cho thấy các chính sách đối ngoại của Trung Quốc và vị trí pháp lý của nước này không phải là không thể thay đổi. Việc các quốc gia có tranh chấp biển với Trung Quốc ngày càng nỗ lực thúc đẩy giải pháp của mình thông qua ngoại giao, bao gồm cả phương sách dùng đến các thể chế pháp lý quốc tế, cuối cùng có thể sẽ hiệu quả.

Nếu tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng ở biển Hoa Đông và Biển Đông đều “tấn công dồn dập” Bắc Kinh bằng cách đưa các tranh chấp luật pháp quốc tế của mình với Trung Quốc ra các thể chế pháp lý quốc tế - thay vì dựa vào các cuộc đàm phán song phương không có hồi kết, không có kết quả và bất công, hoặc trông cậy vào hành động quân sự của Mỹ - thì có thể hy vọng về một sự thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.

(Còn tiếp)

Theo Thảo Linh

Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm