1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

8 bài học sớm từ Nam Ossetia

(Dân trí) - Mặc dù tiếng súng ở Nam Ossetia vừa mới dứt và tình hình căng thẳng giữa Nga và Gruzia vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng vẫn không phải là quá sớm để rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng này.

1. Đừng “vuốt râu Gấu”

 

Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili chắc đã nghĩ rằng Nga sẽ không phản ứng quyết liệt khi ông triển khai kế hoạch quân sự ngay trước lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh để chiếm lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ mà ông cho rằng nó vẫn là một phần của Gruzia.

 

Nga đã luôn có thể phản ứng. Họ đã có quân ở đây, chỉ huy lực lượng gìn giữ hoà bình theo thoả thuận đạt được trong những ngày đầu năm 1992 giữa Tổng thống Nga Boris Yelsin và Tổng thống Gruzia Edward Shevardnadze vốn là ngoại trưởng Liên Xô cũ.

 

Nga được cho là đang hậu thuẫn cho lực lượng ly khai tại Nam Ossetia và đã trao hộ chiếu Nga cho người dân ở đây, vì vậy họ có thể tuyên bố rằng họ chiến đấu để bảo vệ người dân của mình.

 

Kết quả mà những gì nhiều người có thể thấy sau sự tính toán sai lầm của ông Saakashvili là ông có thể mất mọi hy vọng áp đặt lại quyền lực của Gruzia ở vùng lãnh thổ ly khai này.

 

2. Nga luôn kiên quyết, ít nhất là trong lời nói

 

Cũng giống như những trường hợp trước đây, Nga thường nghĩ mình đang bị bao vây. Trong lần tiết lộ với báo giới hồi đầu năm, một cố vấn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, Gleb Pavlosky, đã kết luận sau cuộc Cách mạng Cam ở Ucraina rằng "đây là những gì chúng ta phải đối mặt ở Mátxcơva. Chúng ta phải chuẩn bị cho tình hình này và nhanh chóng củng cố hệ thống chính trị của mình".

 

Hiện vẫn chưa rõ Nga muốn đưa vấn đề hiện nay đến đâu, nhưng chắc chắn Nga đang muốn thiết lập lại trật tự ở Nam Ossetia, điều này có khả năng có nghĩa là không có chuyện trở lại với vai trò của chính phủ Gruzia.

 

3. Hãy nhớ trường hợp Kosovo

 

Nga có thể bực mình khi phương Tây ủng hộ tách Kosovo khỏi Serbia và cảnh báo về hậu quả. Trường hợp ở Gruzia có thể là một trong những hậu quả này.

 

Tất nhiên trong cuộc khủng hoảng này, Nga không lập luận rằng đơn giản là họ đang làm những gì phương Tây đã làm ở Kosovo. Điều này sẽ làm suy yếu lập luận của chính Nga rằng các nước không được chia cắt mà không có một cam kết. Nhưng mọi người đều biết rằng dưới vẻ bề ngoài này, Kosovo luôn trong ý nghĩ của Nga.

 

4. Gruzia không thể sớm gia nhập NATO

 

Gruzia và Ucraina bị từ chối làm thành viên của NATO trong tháng Tư, mặc dù họ được phép phát triển các kế hoạch hành động để có thể gia nhập nhóm này trong một ngày nào đó.

 

Mỹ cho rằng cả hai nước phải được chấp nhận, nhưng Đức và các nước khác phản đối vì cho rằng khu vực này quá bất ổn để gia nhập NATO vào thời điểm hiện nay và rằng riêng trường hợp Gruzia, một quốc gia có vấn đề tranh chấp biên giới, sẽ không giành được sự ủng hộ chính thức của NATO.

 

5. Vladmir Putin vẫn chịu trách nhiệm

 

Theo nhiều chuyên gia, chính ông Putin, Thủ tướng chứ không phải tổng thống những ngày này, người đã đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Olimpic và sau đó lao thẳng đến khu vực khủng hoảng để kiểm soát phản ứng của Nga.

 

Tiếng nói của ông này rất kiên quyết - Nga đã đúng khi can thiệp, ông tuyên bố.

 

6. Không cho phép chim cu vào tổ

 

Quyết định của ông Shevardnadze năm 1992 cho phép Nga vào Nam Ossetia như một phần của lực lượng gìn giữ hoà bình đã có thể cho phép một chính phủ Nga rất khác sau đó dần dần mở rộng ảnh hưởng và kiểm soát.

 

Đối với Nga, bào chữa cho hành động can thiệp này không khó. Chỉ cần tuyên bố đơn giản rằng các công dân của họ ở đó không chỉ gặp nguy hiểm mà còn bị tấn công.

 

7. Phương Tây vẫn "lúng túng" đối phó với Nga 

 

Nhiều luận cứ được đưa ra, nhưng không thống nhất về hành động phải làm với Nga. Có những nhân vật bảo thủ mới, dẫn đầu là Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, vốn xem Gruzia (và Ucraina) như những người cầm lá cờ tự do cần được hậu thuẫn. Họ cho rằng, theo đúng trình tự, Nga sẽ buộc phải thay đổi, giống như Liên bang Xôviết trước đây.

 

Bác lại, lập luận khác dẫn tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Anh Lord Owen cho rằng "thật ngu xuẩn" khi xử lý Nga như với Liên bang Xôviết và rằng Gruzia đã tính toán sai ở Nam Ossetia về những gì họ đang phải trả giá.

 

8. Tháng 8 - tháng tốt để bộc lộ bản chất trong các liên minh

 

Hồi tháng 8/1914, Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra 2 tháng sau vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand tại Sarajevo. Chiến tranh bùng nổ vì các liên minh đã được thành lập ở châu Âu để bước vào cuộc chơi không gì ngăn cản được. Nga ủng hộ Serbia, Đức ủng hộ Áo, Pháp ủng hộ Nga và Anh tham chiến khi Bỉ bị xâm lược.

 

Các liên minh không được phép kết nạp các thành viên một cách khinh suất hay hời hợt. Nếu Gruzia gia nhập NATO, điều gì sẽ xảy ra?

 

Nguyễn Viết

Tổng hợp từ báo Anh

Dòng sự kiện: Crisis in Georgea