1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

7 “xưởng chế tạo đảo nổi” trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông

(Dân trí) - Bảy bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc biến thành các "xưởng chế tạo đảo nổi". Hành động ngang nhiên này của Bắc Kinh không qua mắt được các hình ảnh vệ tinh.

 


1. Bãi Xu Bi chụp tháng 7/2012. Trước đây, bãi Xu Bi là bãi đá tự nhiên bị ngập nước khi thủy triều dâng.

1. Bãi Xu Bi chụp tháng 7/2012. Trước đây, bãi Xu Bi là bãi đá tự nhiên bị ngập nước khi thủy triều dâng.

 


Ảnh chụp bãi Xu Bi tháng 6/2015. Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington, Trung Quốc đã cải tạo gần 4 triệu m2 đất tại bãi Xu Bi và có thể đang chuẩn bị xây dựng một đường băng. Bắc Kinh đã hoàn thành một bãi đáp trực thăng và có thể là cơ sở hạ tầng an ninh và vệ tinh.

Ảnh chụp bãi Xu Bi tháng 6/2015. Theo Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington, Trung Quốc đã cải tạo gần 4 triệu m2 đất tại bãi Xu Bi và có thể đang chuẩn bị xây dựng một đường băng. Bắc Kinh đã hoàn thành một bãi đáp trực thăng và có thể là cơ sở hạ tầng an ninh và vệ tinh.

 


2. Bãi Chữ Thập chụp tháng 1/2006. AMTI ước tính rằng Trung Quốc đã cải tạo gần 3 triệu m2 tại bãi Chữ Thập và các bức ảnh vệ tinh rõ ràng cho thấy việc xây dựng một đường băng đang được tiến hành.

2. Bãi Chữ Thập chụp tháng 1/2006. AMTI ước tính rằng Trung Quốc đã cải tạo gần 3 triệu m2 tại bãi Chữ Thập và các bức ảnh vệ tinh rõ ràng cho thấy việc xây dựng một đường băng đang được tiến hành.

 


Ảnh chụp bãi Chữ Thập tháng 6/2015. Đường băng trên bãi Chữ Thập dài khoảng 3.000 m, cho phép máy bay quân sự có thể hạ cánh. AMTI cho hay, các cơ sở cảng cũng đang được xây dựng, có thể đủ rộng để đón các tàu quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng các nhà máy xi măng, các pháo phòng không, tháp radar, bãi đáp trực thăng và hải đăng.

Ảnh chụp bãi Chữ Thập tháng 6/2015. Đường băng trên bãi Chữ Thập dài khoảng 3.000 m, cho phép máy bay quân sự có thể hạ cánh. AMTI cho hay, các cơ sở cảng cũng đang được xây dựng, có thể đủ rộng để đón các tàu quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng các nhà máy xi măng, các pháo phòng không, tháp radar, bãi đáp trực thăng và hải đăng.

 


3. Bãi Vành Khăn chụp tháng 1/2012. Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đất tại bãi Vành Khăn hồi đầu năm và cho tới nay đã cải tạo 5,5 triệu m2 đất.

3. Bãi Vành Khăn chụp tháng 1/2012. Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đất tại bãi Vành Khăn hồi đầu năm và cho tới nay đã cải tạo 5,5 triệu m2 đất.

 


Ảnh chụp bãi Vành Khăn tháng 6/2015. Trung Quốc có các cơ sở quân sự và có thể là các ăng-ten liên lạc vệ tinh tại Vành Khăn. Đường tiếp cận vào bãi cạn này cũng được mở rộng. “Nhiều người phỏng đoán rằng, bằng việc mở rộng lối vào bãi cạn, Trung Quốc dường như muốn một thiết lập một căn cứ hải quân tại đây”, AMTI viết.

Ảnh chụp bãi Vành Khăn tháng 6/2015. Trung Quốc có các cơ sở quân sự và có thể là các ăng-ten liên lạc vệ tinh tại Vành Khăn. Đường tiếp cận vào bãi cạn này cũng được mở rộng. “Nhiều người phỏng đoán rằng, bằng việc mở rộng lối vào bãi cạn, Trung Quốc dường như muốn một thiết lập một căn cứ hải quân tại đây”, AMTI viết.

 


4. Bãi Gaven chụp tháng 9/2007. Trung Quốc đã xây một đảo nhân tạo rộng 300x250 m tại bãi cạn Gaven. Một con đường được xây dựng để nối đảo với một cơ sở nhỏ có từ trước trên bãi cạn.

4. Bãi Gaven chụp tháng 9/2007. Trung Quốc đã xây một đảo nhân tạo rộng 300x250 m tại bãi cạn Gaven. Một con đường được xây dựng để nối đảo với một cơ sở nhỏ có từ trước trên bãi cạn.

 


Bãi Gaven chụp tháng 3/2015. “Trung Quốc có một đơn vị quân đội và cung ứng trên bãi Gaven từ năm 2003. Đơn vị này bao gồm một khu vực rộng cho tàu neo đậu, vài ụ súng và một thiết bị radar và thông tin”, AMTI viết.

Bãi Gaven chụp tháng 3/2015. “Trung Quốc có một đơn vị quân đội và cung ứng trên bãi Gaven từ năm 2003. Đơn vị này bao gồm một khu vực rộng cho tàu neo đậu, vài ụ súng và một thiết bị radar và thông tin”, AMTI viết.

 


5. Bãi Tư Nghĩa chụp tháng 3/2008.

5. Bãi Tư Nghĩa chụp tháng 3/2008.

 


Ảnh chụp bãi Tư nghĩa tháng 3/2015. Tạp chí quốc phòng IHS Janes ước tính Trung Quốc đã cải tạo 75.000 m2 trên bãi Tư Nghĩa và triển khai các thiết bị tại đây, trong đó có một tháp phòng không.

Ảnh chụp bãi Tư nghĩa tháng 3/2015. Tạp chí quốc phòng IHS Jane's ước tính Trung Quốc đã cải tạo 75.000 m2 trên bãi Tư Nghĩa và triển khai các thiết bị tại đây, trong đó có một tháp phòng không.

 


6. Bãi đá Châu Viên chụp tháng 1/2012. AMTI cho biết bãi đá này đã có một công trình bằng bê tông, với các thiết bị radar và liên lạc, nhưng Trung Quốc giờ đây còn xây một đảo nhân tạo và các công trình khác.

6. Bãi đá Châu Viên chụp tháng 1/2012. AMTI cho biết bãi đá này đã có một công trình bằng bê tông, với các thiết bị radar và liên lạc, nhưng Trung Quốc giờ đây còn xây một đảo nhân tạo và các công trình khác.

 


Ảnh chụp bãi Châu Viên tháng 9/2014. AMTI ước tính Trung Quốc đã cải tạo 231.000 m2 và có thể đang xây dựng 5 ăng-ten liên lạc, một căn cứ radar, 2 bãi đáp trực thăng và 5 ụ súng hoặc tên lửa.

Ảnh chụp bãi Châu Viên tháng 9/2014. AMTI ước tính Trung Quốc đã cải tạo 231.000 m2 và có thể đang xây dựng 5 ăng-ten liên lạc, một căn cứ radar, 2 bãi đáp trực thăng và 5 ụ súng hoặc tên lửa.

 


7. Bãi Gạc Ma chụp tháng 11/2004.

7. Bãi Gạc Ma chụp tháng 11/2004.

 


Ảnh chụp bãi Gạc Ma tháng 3/2015. Đây là một bãi đá ngập nước và đã bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. Đảo này có một cơ sở quân sự đa năng và có thể là một căn cứ radar và một cảng nhỏ.

Ảnh chụp bãi Gạc Ma tháng 3/2015. Đây là một bãi đá ngập nước và đã bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. Đảo này có một cơ sở quân sự đa năng và có thể là một căn cứ radar và một cảng nhỏ.

An Bình

Theo ABC

 

7 “xưởng chế tạo đảo nổi” trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông - 15

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm