1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

4 khu vực an ninh Syria: Nga khó khăn, Israel "méo mặt"

Israel hy vọng những khó khăn lớn sẽ cản bước Nga trong việc thiết lập 4 vùng an ninh ở Syria, ngược lại, chính họ sẽ là người phải lo lắng.

Những thiếu sót của quy chế giám sát 4 vùng an ninh

Kế hoạch của Điện Kremlin đã được công bố rộng rãi về việc thiết lập bốn khu an ninh (safe-zones) hoặc còn được gọi là khu vực thu hẹp xung đột, bắt đầu có hiệu lực tại Syria vào tối 6/5, không chỉ là một kế hoạch tuyên truyền mà Nga đang nỗ lực hiện thực hóa điều này.

Bản ghi nhớ đề xuất lập những vùng an ninh dọc hành lang thu hẹp xung đột nhằm tránh các vụ đụng độ quân sự trực tiếp, dưới sự giám sát của Ủy ban quân sự 3 bên Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, bốn khu vực thu hẹp xung đột được thiết lập ở các khu vực sau:

1. Toàn bộ địa bàn tỉnh Idlib ở phía tây bắc, đến khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Khu vực phía bắc thành phố Homs, thủ phủ của tỉnh miền trung là Homs, nơi có căn cứ không quân al-Shayrat bị Mỹ tấn công tên lửa hành trình Tomahawks hồi tháng trước.

3. Khu ngoại ô Đông Ghouta của Damascus, bao gồm cả sân bay quân sự lớn nhất của Syria.

4. Khu vực phía nam Syria, giáp biên giới với Jordan và Israel.

Theo thỏa thuận đạt được sau vòng đàm phán hòa bình ở thủ đô Astana của Kazakhstan, tất cả các hoạt động quân sự và các chuyến bay quân sự ở 4 khu an toàn này sẽ bị cấm, bắt đầu lúc 21:00 GMT ngày 6/5, tức 6h00 ngày 7/5, theo giờ Việt Nam.

Thứ trưởng Quốc phòng Aleksandr Fomin cho biết, thỏa thuận này được sự hỗ trợ bởi tất cả các lực lượng chính, bao gồm Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hoa Kỳ, Saudi Arabia và các quốc gia khác, vì vậy có sự đảm bảo chắc chắn rằng bản ghi nhớ sẽ được thực hiện.

Tuy nhiên, Moscow có thể sẽ rất khó khăn để đưa được thỏa thuận này vào hoạt động thực tế và buộc các bên tham gia là Quân đội Syria, các nhóm phiến quân đối lập (gồm ít nhất 42.000 tay súng) và cả đối tượng “ngoài vòng pháp luật” là Israel tuân thủ các điều khoản của nó.

Trong buổi họp báo vào tối 6/5, Trung tướng Sergey Rudskoy, Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga đã đưa ra một bản kế hoạch nhằm thực thi nội dung thỏa thuận này. Ông vạch ra bốn bước mà có thể không bao giờ thực hiện được.

1. Các điểm quan sát sẽ được thiết lập để theo dõi lệnh ngừng bắn (trong bốn vùng chống leo thang xung đột được chỉ định). Điều này có nghĩa là khi các khu thu hẹp xung đột bắt đầu hoạt động vào tối 5/5, vẫn chưa có những điểm quan sát để giám sát chúng.


Hiện Nga vẫn chưa hoàn thiện cơ chế giám sát xung đột trong 4 “safe-zones”

Hiện Nga vẫn chưa hoàn thiện cơ chế giám sát xung đột trong 4 “safe-zones”

3. Dự kiến đến ngày 4/6, một lực lượng giám sát ba bên gồm nhân viên quân sự Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ được thành lập để điều hành các điểm quan sát. Thế nhưng, ai có thể nói trước được những gì sẽ xảy ra ở Syria trong một tháng không có cơ sở giám sát xung đột?

4. Chỉ sau khi các nhóm giám sát của ba quốc gia tài trợ hoàn tất việc lập bản đồ các khu vực ngừng bắn, xác định rõ vị trí các lực lượng cần phải tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn mà không có khiếu nại, thắc mắc gì thì mới có thể xác định kế hoạch có thể thực hiện được hay không.

Những khó khăn Nga có thể gặp phải

Mặc dù bộ máy tuyên truyền của Nga đã làm việc hết công suất vào những ngày cuối tuần này để thuyết phục các phương tiện truyền thông phương Tây rằng các kế hoạch ngừng bắn đã giành được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và Saudi Arabia, tuy nhiên, tờ DEPKAfile của Israel không cho là như vậy.

Sự thật là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã không hề đưa ra bất cứ cam kết tôn trọng thỏa thuận này khi ông nói chuyện điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 2/5, mặc dù phần lớn cuộc hội đàm của họ dành cho Syria chứ không phải là cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Theo DEPKAfile, đã không có thỏa thuận nào đạt được giữa họ về vấn đề thiết lập 4 vùng an toàn ở Syria, ngoại trừ một quyết định rằng, lực lượng Mỹ và Nga sẽ hoạt động cách xa nhau trên lãnh thổ Syria.

Với nhiều điều vẫn còn chưa thống nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson đã nói chuyện qua điện thoại hôm 5/5 với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, sau đó ông tuyên bố rằng, hai bên mong muốn tiếp tục các cuộc gặp để thảo luận về vai trò tương ứng của Mỹ và Nga trong việc giảm leo thang xung đột và hỗ trợ các cuộc đàm phán ở Geneva, nhằm đưa ra giải pháp chính trị cho vấn đề hòa bình Syria.

Tillerson đã không hề đề cập đến bất kỳ khu vực an toàn nào mà Moscow tuyên bố sẽ được thành lập với sự đồng thuận của Ankara và Tehran, được thông qua tại hội nghị hòa bình Syria do Nga tài trợ tại Astana - thủ đô của Kazakhstan.

Các nhóm nổi dậy, có nhiệm vụ đối thoại với đại diện của chế độ Assad, đã bước ra khỏi phòng họp hôm 3/5 và chính quyền Trump dường như không sẵn sàng ủng hộ sáng kiến ​​hòa bình do Nga đề xướng và đưa vào trong khuôn khổ khuôn khổ hội đàm Geneva do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.

Trong khi đó, hai nước đồng khởi xướng kiêm bảo lãnh cho các khu an toàn của khuôn khổ Astana là Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thì im lặng về những vai trò mà họ được Điện Kremlin giao cho. Thực ra, xét cục diện Syria, điều này cũng không có gì là quá ngạc nhiên.

Với tư cách là các đối thủ trên chiến trường Syria, lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran được triển khai nhằm mục đích chống lại nhau ở cả Syria lẫn Iraq. Do đó, thật khó hình dung ra việc họ sánh vai nhau, cùng với các sĩ quan Nga thực hiện nhiệm vụ theo dõi các khu vực an toàn.

Tình hình tại thời điểm này là: Ở Iraq, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, cùng với các lực lượng vũ trang do họ hậu thuẫn (dưới sự chỉ huy trực tiếp của các sĩ quan cao cấp quân đội Iran) hằn học nhìn nhau qua hai chiến tuyến Tel Afar và Sinjar. Tại Syria, lực lượng của hai bên đều nhăm nhe cơ hội chiếm lại thị trấn al-Bab thuộc tỉnh Aleppo.

Tóm lại, các khu vực ngừng bắn mà Moscow dự kiến, mặc dù đã được tuyên truyền một cách hiệu quả, sẽ không thay đổi được tình trạng căng thẳng đẫm máu của Syria trong ít nhất là một tháng tới, còn sau đó nó có đạt được hiệu quả gì hay không thì chưa ai dám chắc.

Israel lo ngại trước 4 vùng an ninh của Syria

Sự thay đổi thực sự duy nhất trong tình hình quân sự của Syria là một sự bất ngờ, có thể gây ra một hiểm họa mới mẻ đối với Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức dân quân người Shiite Hezbollah của Lebanon đã đồng ý đặt 8.000 tay súng của họ đang chiến đấu ở Syria (cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad), dưới sự chỉ huy của Iran.

Theo đó, tất cả các đơn vị dân quân người Shiite mà trước đây Iran đã tuyển mộ từ các nước Trung Đông và Trung Á, để đưa đến Syria chiến đấu cho chính quyền Tổng thống Assad cùng với toàn bộ dân quân Shiite của Hezbollah từ nay trở đi sẽ đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Iran.

Sự thay đổi cơ bản trong cán cân quân sự ở Syria được khởi xướng từ Tướng Qassem Suleiman - vị tướng Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Al Qods của Iran, hiện là chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ở Syria và Iraq; người được mệnh danh là “Tư lệnh trong bóng tối” .

Israel rất lo ngại bởi cao nguyên Golan cũng nằm trong các “safe-zones”
Israel rất lo ngại bởi cao nguyên Golan cũng nằm trong các “safe-zones”

Ông thuyết phục nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei rằng, không có cách nào khác để bảo vệ quyền lực tối cao của quân đội Iran trong chiến trường Syria, đảm bảo một cầu nối trên đất liền đến Lebanon, hoặc huy động lực lượng để đối đầu với Israel trong tương lai, nếu không đặt lực lượng Hezbollah trực tiếp dưới sự chỉ huy của ông.

Giới lãnh đạo Syria và chỉ huy lực lượng quân sự Nga ở Syria cũng đã đồng thuận với bước đi này. Do đó, lực lượng Hezbollah và quân Shiite sẽ hoạt động theo mệnh lệnh của phái bộ quân sự Iran, có trụ sở đặt ngay trong tòa nhà Bộ quốc phòng Syria ở Damascus.

Việc tái tổ chức này đương nhiên là mở ra cho các quan chức của Hezbollah cơ hội mặc bộ đồng phục của quân đội Iran và hoạt động với vai trò như một lực lượng giám sát ngừng bắn, một khi các khu vực an toàn của Nga bắt đầu đi vào thực hiện.

Và một cánh cửa nữa mở ra cho Iran và các lực lượng được Tehran hậu thuẫn để thiết lập một sự hiện diện đầy khiêu khích đối với Israel.

Theo DEPKAfile, một bản đồ do Bộ Ngoại giao Nga công bố hôm 7/5 về bốn khu vực an ninh ở Syria bao gồm không chỉ khu vực miền Nam Syria mà còn cả tỉnh Quneitra của Syria và cao nguyên Golan - mà Israel đang tuyên bố chủ quyền, sau khi chiếm đóng của Syria trong cuộc chiến tranh 1967.

Việc ngừng bắn ở các khu vực này sẽ được theo dõi bởi các sĩ quan quân đội Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ sẽ đảm bảo biến nó thành vùng cấm bay, nghĩa là không quân Israel sẽ không được bay qua khu vực Golan để sang phía Nam Syria hoặc từ Lebanon bay vào Damascus.

Điều này chắc chắn sẽ làm Tel Avip không hài lòng và với quan điểm cứng rắn, không khoan nhượng trước Iran và Hezbollah, Israel có thể sẽ đưa ra những hành động không thể lường trước, phá vỡ thỏa thuận do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bảo trợ.

Như vậy, Nga sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện 4 vùng an ninh ở Syria trước sự “lãnh cảm” của Mỹ, sự "toan tính riêng" của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, sự “vô tổ chức” của các nhóm đối lập và sự “liều lĩnh” của Israel. Tuy nhiên, nếu Moscow làm được điều rất khó khăn này thì sự lo lắng sẽ đến với Tel Avip.

Theo Thiên Nam

Đất Việt