1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

2008: Thế giới tăng trưởng chậm, trừ Trung Quốc

Theo Ngân hàng thế giới (WB), nền kinh tế thế giới năm 2008 sẽ tăng trưởng chậm lại, nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng bùng nổ.

Với sự trì trệ của các nền kinh tế các nước phát triển, kinh tế thế giới năm 2008 sẽ tăng trưởng chậm. Tuy vậy, nhưng nền kinh tế của các nước đang phát triển vẫn giữ được đà tăng trưởng, đặc biệt là Trung Quốc.

 

WB dự đoán năm 2008, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3%, thấp hơn so với 3,6% của năm 2007.

 

Tổ chức này cũng cảnh báo các nước đang phát triển, mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, ước tính trung bình 7,1% trong năm nay, nhưng vẫn có thể gặp nhiều bất lợi do tình hình tài chính bất ổn và sự phát triển quá nóng.

 

Vẫn còn những khó khăn

 

Bản dự báo toàn cảnh kinh tế thế giới của WB là dự báo kinh tế đầu tiên có sự chú trọng đến ảnh hưởng đối với các quốc gia đang phát triển của cơn bão tín dụng hiện nay.

 

WB cùng với IMF và OECD đều khẳng định viễn cảnh tương lai không tồi của kinh tế thế giới, sau khi các ngân hàng Trung Ương các nước đã có những động thái nhanh chóng nhằm giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi cuộc khung hoảng tín dụng tác động đến nền kinh tế Mỹ.

 

Tổ chức này cũng dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm chạp ở mức 1% trong nửa đầu năm 2008, nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng vào năm 2009. Nhìn chung, các nước công nghiệp phát triển sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm nay, giảm 0,5% so với năm ngoái.

 

Trái ngược với điều này, Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh 10% trong 2 năm tới và theo sau là Ấn Độ. Hai nền kinh tế có quy mô dân số lớn nhất thế giới này sẽ tạo ra cú hích cho mức tăng trưởng của các nước đang phát triển. Nếu không có sự đóng góp của 2 nước này, các nước đang phát triển sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng hơn 5,5%.

 

Những nền kinh tế tách biệt ?

 

WB cho rằng nền kinh tế của các nước đang phát triển ít chịu sự ảnh hưởng của những rối loạn đang xảy ra trong thị trường tài chính.

 

Thị trường chứng khoán của các nước đang phát triển sau khi phải chịu sự sụt giảm trong tháng 8, sẽ tăng trưởng mạnh trở lại trong thời gian dài sắp tới. Và trên thị trường trái phiếu ở các nước đang phát triển, lãi suất sẽ tăng thấp (chỉ khoảng 1%) so với mức tăng cao ở các nước công nghiệp phát triển.

 

Nhưng WB cũng cảnh báo sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ, như cuộc khủng hoảng ở thị trường nhà đất có thể đẩy nước Mỹ vào cơn suy thoái và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế đang phát triển. Các nước có mức thu nhập trung bình, như Brazil sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nhất, do bị sụt giảm cả về thương mại cũng như vốn đầu tư nước ngoài.

 

Ngoài ra, WB cũng nhấn mạnh rằng ít nhất 20% sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc là vào thị trường Mỹ, do vậy thậm trí nếu nền kinh tế Mỹ có tăng trưởng chậm thì cũng sẽ không thực sự ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nước này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao cũng có thể khiến cho lạm phát tăng nhanh và nguy cơ đến từ thị trường chứng khoán có giá trị ảo quá cao ở Trung Quốc và một số nước khác.

 

Bùng nổ trao đổi thương mại

 

Trong vài năm qua, giá dầu thế giới đã tăng lên gấp 4 lần, trong khi giá các loại lương thực thực phẩm cũng tăng gấp đôi. WB nhấn mạnh rằng sự gia tăng trao đổi thương mại luôn đem đến song hành tích cực và tiêu cực cho các nước đang phát triển.

 

Giá dầu tăng, đồng nghĩa với việc một vài các quốc gia nghèo ở châu Phi, như Sudan và Angola có thể tăng thêm thu nhập. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giá lương thực thực phẩm cũng tăng nhanh, và khiến cho các quốc gia đang phát triển không có dầu mỏ sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là với những người nghèo ở các nước này. Ước tính điều này sẽ làm giảm tới 0,5% trong tốc độ tăng trưởng ở các nước này.

 

Khoa học kỹ thuật là chìa khóa để thoát nghèo

 

Bản báo cáo này cũng đưa ra một cái nhìn trong dài hạn đối với các nước đang phát triển, tập trung vào việc chuyển giao công nghệ. Nó cho biết trong 15 năm qua, từ năm 1990 đến 2005, các nước đang phát triển đã thu hẹp được khoảng cách khoa học công nghệ với các nước giàu.

 

Nhưng đến như các nước có mức thu nhập trung bình cũng mới chỉ đạt tầm khoa học công nghệ ở ½ so với các nước giàu, còn với các nước có mức thu nhập thấp con số này là ¼. WB nhấn mạnh rằng việc chuyển giao công nghệ nên đóng vai trò nhiều hơn trong sự tăng trưởng và công cuộc giảm nghèo ở các nước nghèo, đồng thời dự báo số người nghèo trên toàn thế giới sẽ giảm xuống 624 triệu năm 2015.

 

Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật phụ thuộc vào tình hình của riêng từng nước đang phát triển, điều quan trọng là nâng cao trình độ giáo dục, hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu khoa học, và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học về nông thôn.

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm