10 sự kiện châu Á đáng chú ý nhất năm 2013
(Dân trí) - Bức tranh châu Á năm qua tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, thể hiện rõ các xu hướng chuyển động địa chính trị mới ở khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Dân trí trân trọng giới thiệu 10 sự kiện được quan tâm nhất trong năm của châu lục này.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng bào dân tộc.
2. Siêu bão lịch sử Haiyan tàn phá Philippines
Siêu bão Haiyan - một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử - đã tàn phá miền Trung Philippines, làm hơn 5.200 người thiệt mạng và 1.600 người mất tích. Cơn bão san phẳng nhiều nhà cửa, trường học và sân bay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 4 triệu người.
3. Trung Quốc thành lập ADIZ ở Hoa Đông
Vùng phòng không (đường màu đỏ) mà Trung Quốc mới thiết lập ở Hoa Đông.
4. Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận về hồ sơ hạt nhân
Sau nhiều tháng đàm phán maraton, Iran dưới sự dẫn dắt của tân Tổng thống theo đường lối ôn hòa Hassan Rouhani đã đạt được thỏa thuận hạt nhân sơ bộ với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức). Đây được coi là sự kiện lịch sử, là bước tiến quan trọng hướng tới việc tháo gỡ một trong những nút thắt khó khăn nhất ở chảo lửa Trung Đông.
5. Syria đồng ý tiêu hủy vũ khí hóa học
Syria đã tránh được nguy cơ phải hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Mỹ “vào phút 89” sau khi Nga - Mỹ đạt được thỏa thuận đột phá về tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria (được đánh giá lớn thứ 3 thế giới) chậm nhất vào giữa năm 2014. Thỏa thuận mở ra triển vọng tìm kiếm giải pháp chính trị chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua ở Syria với điểm hẹn là Hội nghị quốc tế về hòa bình Syria lần thứ hai, dự kiến sẽ diễn ra ngày 22/1/2014 tại Geneva, Thụy Sĩ.
6. Campuchia bầu Quốc hội khóa V
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa V với chiến thắng sít sao dành cho đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã gây phản ứng từ phe đối lập, đảng Cứu quốc dân tộc Campuchia (CNRP). Với những cáo buộc vô căn cứ về gian lận bầu cử, CNRP đã phát động biểu tình và tảy chay phiên họp Quốc hội đầu tiên, gây cản trở tiến trình thành lập chính phủ và bất ổn cho xã hội.
7. Căng thẳng chính trị tại Thái Lan
Cũng như Campuchia, quốc gia láng giềng Thái Lan bị đẩy vào làn sóng bất ổn chính trị do phe đối lập phát động. Với mục tiêu lật đổ nữ Thủ tướng Yingluck Sinawatra và loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng chính trị của dòng họ “Sinaratra”, phe đối lập đã phát động các cuộc biểu tình trên diện rộng và tìm mọi cách lôi kéo sự tham gia của lực lượng quân đội nắm nhiều quyền lực trong xã. Tuy nhiên, với khả năng quyền biến và sách lược mềm mỏng, bà Yingluck đã bước đầu đẩy lùi thành công ý đồ đảo chính của phe đối lập do cựu phó Thủ tướng Suthep Thausuban cầm đầu.
8. Ai Cập tiếp tục khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập ngày càng diễn biến nghiêm trọng kể từ sau cuộc chính biến ngày 3/7 lật đổ chính quyền của Tổng thống dân bầu Mohammed Morsi. Các cuộc biểu tình và đụng độ xảy ra thường xuyên để phản đối chính phủ lâm thời của Tổng thống Atly Mansour thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi và Luật biểu tình. Tổ chức "Anh em Hồi giáo" cũng bị loại ra khỏi tiến trình chính trị, thậm chí còn bị cáo buộc dính líu tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.
9. Triều Tiên “xử” nhiều quan chức chấp cao
Triều Tiên đang tiến hành cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử khi nhiều quan chức trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất lần lượt bị “sờ gáy”. Đáng chú ý trong số này là việc nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý xử tử cả chú dượng Jang Song-thaek vì tội phản quốc. Ngoài ông Jang Song-thaek, trước đó cũng đã có 4 quan chức lớn tuổi khác bị phế truất hoặc giáng chức. Cả 5 người này đều có mặt trong đoàn 7 quan chức cấp cao đi cạnh linh cữu cha ông Kim Jong-un tại đám tang cách đây 2 năm.