1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 808:

Vợ chồng mù bán vé số tìm tương lai cho 2 con khiếm thị

(Dân trí) - Cái nghèo, cái mù càng làm tình nghĩa vợ chồng anh Tâm chị Mới gắn bó hơn và khi chuẩn bị sinh con họ hằng khẩn nguyện, mong các con có đôi mắt sáng. Nào ngờ chúng không thoát được cảnh tâm tối, cơ hàn.

Vợ chồng nghèo và mù lòa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc để chia sẻ là tình cảnh của anh Trương Thanh Tâm (29 tuổi ) và chị Thạch Thị Mới (26 tuổi) hiện tạm trú tại nhà trọ Bảy Vân, khóm 5, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Tình yêu như cổ tích

Bước vào căn phòng trọ - nơi vợ chồng và 2 con anh Tâm và chị Mới sinh sống mới thấy cái nghèo khó của đôi vợ chồng trẻ khiếm thị này là như thế nào. Trong căn phòng trọ rộng chưa tới 12m2 cũ kỹ, một bên vách treo một sợi dây chì, vắt mấy bộ quần áo rách bươm, úa màu của hai đứa nhỏ. Góc tường cạnh nhà tấm đặt bệch vài cái xoan, cái chén,… và mấy bịt muối, mớ rau muống héo khô từ lúc nào.

Dù không thấy đường nhưng anh Tâm cũng cố vội thu gôm quần áo, chăn mềnh trên giường để có chỗ trống cho khách ngồi. Cảm cảnh ấy, người bạn phụ anh dọn dẹp và chúng tôi bắt đầu câu chuyện tình yêu của anh Tâm và chị Mới. Bất chợt nhắc đến ngày đầu họ quen nhau, có tình cảm với nhau, … cả hai có chút ngượng ngùng và nụ cười hạnh phúc nở trên môi dù đôi mắt không hòa chung cảm xúc ấy.

Vợ chồng mù bán vé số tìm tương lai cho 2 con khiếm thị

Anh Tâm chia sẻ: “Quê tui ở tận Tiền Giang, cha mẹ nghèo cũng mù nên theo người quen đến đất Vĩnh Long này mưu sinh bằng nghề bán vé số! Mình nghèo lại mù chẳng dám nghĩ đến chuyện có một gia đình nhưng không ngờ cũng có người cùng cảnh ngộ thương mình và nhận làm chồng mà không cần mâm trầu cau của cha mẹ!”

Dù anh Tâm nói đơn sơ vậy, nhưng chị Mới thì không sao quên những cảm xúc ngày ấy, chị Mới kể với nụ cười hiền hậu của người con gái Khmer: “Tui mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không người thân thích nên rời quê Trà Vinh, đi riết đến đất Vĩnh Long sinh sống. Trời đất xui khiến để tui và anh Tâm ở chung nhà trọ, qua lời nói của những người xung quanh mới biết anh Tâm có cùng cảnh ngộ mù lòa như mình. Xúc động từ bát cháo anh mua từ chợ mang về lúc tui ngã bệnh đến giờ tui không sao quên được!”

Câu chuyện bị cắt ngang bởi tiếng khóc thé đòi sữa của cháu Trương Hạnh Duyên (11 tháng tuổi). Đôi mắt bé cố mở to nhưng vẫn ti hí, vẫn tròng trắng nhiều như đôi mắt của vợ chồng anh Tâm. Lần thứ 2 vợ chồng anh tắt hẳn hy vọng khi đôi mắt cháu lớn Trương Minh Thuận (6 tuổi) vẫn thấy mờ mờ, đi lững thững như anh Tâm chị Mới hồi còn nhỏ.

Bán vé số nuôi heo đất cho 2 con ăn học

Mỗi ngày hai vợ chồng anh Tâm phải dậy từ lúc 5 giờ sáng rồi lần mò ra đến đường cái, bắt xe ôm chở đến bến phà Bình Minh sang sông Hậu, qua Cần Thơ đi bán vé số. Cả ngày 2 vợ chồng anh Tâm bán may lắm mới hết 100 tờ vé số, những hôm trời mưa bị ế, cả nhà phải ăn cơm với rau là chuyện thường xuyên. Nhưng đau lòng nhất là mới đây vợ chồng anh bị kẻ gian giật hết vé số, mất vốn, đại lí chỉ cho anh Tâm nhận 50 tờ đi bán, chị Mới đành phải bế con ra chợ xin ăn!

Chị Lan – phòng trọ số 3 cho biết: “Đã nghèo rồi lại còn bị mù nữa nên vợ chồng chú ấy khổ lắm! Vậy mà bọn ác ôn vẫn không buông tha, cứ mấy ngày là hay tin anh Tâm bị giật vé số, bị giật tiền, chưa tính chuyện bị đổi giá số xổ rồi, … Ở đây anh em trong nhà trọ cũng là dân lao động nghèo nhưng thấy vợ chồng anh Tâm như vậy cũng gom góp, giúp 100.000 – 200.000 để vợ chồng anh có vốn lãnh vé số bán tiếp mà nuôi hai đứa nhỏ, chứ làm sao bỏ mặt được!”

Sau khi mất vốn, chị Mới bế cháu Hạnh Duyên đi xin được vài ngày thì được chính quyền địa phương nhắc nhở không cho ôm cháu ra chợ xin nữa. Không vốn, không đi xin, chị Mới đành bất lực ở nhà nên số tiền lời từ 50 tờ vé số của anh Tâm cũng vừa đủ mua gạo. Đã vậy bé Hạnh Duyên lại nóng sốt đã 2 ngày mà vẫn chưa có tiền đi viện, nhưng hôm qua do cháu nóng quá nên chị hai vợ chồng đành móc ống heo để mua thuốc cho cháu, đây là số tiền dành dụm của hai vợ chồng anh Tâm để lo cho 2 cháu ăn học sau này. Bởi thế nếu cháu Duyên không khỏi bệnh phải đi viện, chẳng biết vợ chồng anh xoay xở thế nào?

Vợ chồng mù bán vé số tìm tương lai cho 2 con khiếm thị

Hỏi về ước mơ sau này, vợ chồng anh Tâm chị Mới có chung một tâm nguyện duy nhất: “Khi mang bầu các cháu, vợ chồng tui đêm nào cũng khẩn Phật cầu mong cho chúng nó có đôi mắt lành lặn, trong sáng,… nhưng thực tế cháu nó không thoát được cảnh tâm tối như vợ chồng tôi. Nên giờ đây, tui chỉ mong có ít tiền gửi cháu vào trường Tương lai (trường học dành cho trẻ khuyết tật) để học ít chữ, nên mỗi ngày dù thế nào vẫn phải bỏ ống heo 2.000 đồng!”

Trường khóm 5, anh Trần Văn Hoàng chia sẻ: “Bà con ở đây ai cũng thương cảnh ngộ của vợ chồng anh Tâm, cả nhà mù lòa đi bán vé số sống ngày nào hay ngày náy, vậy mà phải trích ra một tí để ông heo dành cho 2 cháu ăn học. Nhưng với tình cảnh hiện tại, tiền ăn uống hàng ngày, tiền nhà trọ, tiền đau ốm,… thì với tiền lời bán vé số của anh 2 vợ chồng anh Tâm chẳng đủ đâu vào đâu. Bởi vậy mơ ước cho 2 đứa nhỏ đi học nếu không được bạn đọc Dân trí tiếp sức thì vẫn mãi là ước mơ, tương lai 2 cháu sẽ tiếp tục cuộc đời mù mịt như cha mẹ chúng nó thôi!”

Cháu Minh Thuận dù chưa biết chữ nào nhưng thấy quyển vở của chúng tôi là bám lấy và tì sát mắt vào vở, lật từng trang giấy ngấm nghía, … Có lẽ đây là lần đầu tiên cháu Thuận biết được cuốn vở, cháu nói: “Con 6 tuổi rồi, con rất muốn đi học, mẹ mua vở giống như chú cho con đi học đi!”.Cháu Thuận nói dứt lời, đôi mắt chị Mới đỏ hoe sờ soạn ôm con heo đất nhẹ tênh như thầm trách mình.

Lời nói thơ ngây của cháu Thuận làm chúng tôi mủi cả lòng, nhất là khi nhìn vào từng đôi mắt ti hí của 4 thành viên trong gia đình, lúc nào cũng loạng choạng tròng đen trắng khi cố nhìn một vật gì đó, nhất là vật có màu sáng tươi như ánh bình minh.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 808: Anh Trương Thanh Tâm - tạm trú tại nhà trọ Bảy Vân, khóm 5 thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Binh, tỉnh Vĩnh Long. ĐT chị Lan ở chung nhà trọ: 01682545964 hoặc ĐT anh Hoàng - trưởng khóm 5: 0946 383 715

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 Ngô Nguyễn