1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Trung thu ở bản quanh năm đi... dép lê

(Dân trí) - Chỉ cách Hà Nội có 150km thôi, nhưng dù cẩn thận khởi hành từ 4h sáng mà mãi đến gần 12h trưa chúng tôi mới vào được điểm trường của xã Tự Do. Với hơn 10km đường núi hiểm trở, xã Tự Do gần như cách biệt với thế giới bên ngoài.

Như mọi năm, cứ đến hẹn lại lên, báo Dân trí phối hợp với Hội cha mẹ Nhân ái miền Bắc lại lên kế hoạch tổ chức chương trình vui Tết trung thu dành cho các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa. Địa điểm được chọn lần này là xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, với 352 trẻ mẫu giáo và mầm non của 8 điểm trường.

Nếu tính về quãng đường thì xã Tự Do không cách xa Hà Nội là bao, khoảng 150km, nhưng nếu tính về thời gian để vào được đến xã, có lẽ những ai đã trải nghiệm mới hiểu được hết những nỗi khó khăn của người dân trong xã, đặc biệt là đối với công tác gieo chữ, ươm mầm tương lai của các thầy cô giáo “cắm bản trồng người” nơi đây.
 
Trung thu ở bản quanh năm đi... dép lê

Để tổ chức chương trình Tết trung thu, đoàn chúng tôi đã đi tiền trạm hơn 2 tháng trước. Con đường vào xã Tự Do lúc đó lầy lội, trơn trượt nhưng mọi người càng quyết tâm tổ chức để mang đến những món quà có ý nghĩa dành cho các em nhỏ nơi đây
 
Chiếc ô tô 36 chỗ chở đoàn chúng tôi xuất phát từ 4h sáng và có mặt tại thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn một cách thuận lợi chỉ với hơn 3 tiếng đồng hồ di chuyển. Nhưng 20km cuối còn lại thì mọi chuyện khác hẳn. Hơn 30 thành viên trong đoàn phải đổi ô tô 36 chỗ để sang chiếc xe tải, loại xe vốn chỉ dùng chuyên chở đất cát chứ không phải chở người để đi vào điểm trường tiểu học xã Tự Do.
 
Trung thu ở bản quanh năm đi... dép lê

Các thành viên phải bỏ lại xe ô tô khách 36 chỗ để chuyển sang phương tiện xe tải vốn chỉ dành để chở đất cát
 
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Lạc Sơn, người cùng đi với đoàn bảo: “Đi đông thế này chỉ có cách đi bằng xe tải, gầm cao, máy khỏe, bởi đường vào xã quanh co hiểm trở, nhiều đoạn dốc cao, vực sâu hun hút, nhiều đoạn lại sình lầy, trơn trượt lắm”. Cũng chẳng cần phải nhờ thầy Tuấn giảng giải thêm nhiều, bởi ngồi trên thùng xe, mấy chục con người chúng tôi ai cũng… sợ.
 
Trung thu ở bản quanh năm đi... dép lê

Ngồi trên thùng xe lắc lư vượt qua những cung đường hiểm trở, ai cũng thấy bất an nhưng luôn cố gắng tươi cười

Xe rung lắc, lúc thì nghiêng bên này, lúc thì nghiêng bên kia, có lúc nghiêng về cái phần vực sâu hun hút khiến chúng tôi dù ngoài mặt cố tỏ ra bình tĩnh nhưng trong lòng đều lo lắng bất an. Câu chuyện chiếc xe khách giường nằm bị lật ở Lào Cai cách đây ít ngày làm hơn 12 người tử nạn vẫn là chuyện hết sức thời sự, nên việc chúng tôi đánh liều ngồi trên xe tải vào bản thật là chuyện cá cược với số phận. Đi làm từ thiện mà lỡ gặp chuyện không may, nghĩ thật là trớ trêu !...

Những bất an mà chúng tôi nghĩ đến càng hiện hữu rõ hơn khi xe tải đang mới di chuyển được gần nửa đoạn đường thì… gãy chân côn. Tiến không được mà lùi cũng chẳng xong ngay giữa đỉnh dốc. Tình cảnh còn thê thảm hơn nữa khi chiếc xe tải nhẹ vốn chỉ để chở hàng từ thiện đi đằng sau chúng tôi cũng mắc kẹt luôn vì đường hẹp, không thể lách qua. Vậy là chúng tôi phải xuống đi bộ, với khoảng 6km đường núi phía trước toàn dốc cao hiểm trở. Đi bộ thì mệt, nhất là trời nắng chang chang, nhưng được cái… an toàn.
 
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Những con đường lầy lội, hiểm trở nên ngay cả việc được người dân giúp đỡ bằng phương tiện xe máy cũng hết sức khó khăn
 
Thật may khi nghe thông tin đoàn chúng tôi gặp sự cố hỏng xe, người dân và các thầy cô ở xã Tự Do đã huy động xe máy để xuống chở chúng tôi lên điểm trường. Có điều, di chuyển bằng xe máy giữa những con đường sình lầy, trơn trượt, chúng tôi mới thật sự cảm phục khi các thầy cô vẫn có thể kiên cường bám trụ bản làng hằng chục năm qua.
 
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Một cô giáo có thâm niên công tác lâu năm tại xã cũng gặp khó khăn khi di chuyển qua cung đường hơn 10km chỉ toàn dốc đá, sình lầy
 
Thầy Hoàng, người chở tôi bằng chiếc xe máy cà tàng tâm sự: “Phải có việc cần kíp lắm thì giáo viên chúng tôi mới ra khỏi xã, vì đường sá quá khó khăn. Chiếc xe máy nào dù có mới, có tốt mấy thì đi được ít tháng cũng… nát, chưa kể tiền xăng ở trên này mua đắt hơn hẳn ở ngoài thị trấn. Bọn trẻ ở đây háo hức chờ các anh, các chị vào thăm lắm đó. Tụi tui thông báo tập trung lúc 9h sáng vì biết đoàn sẽ vào muộn, vậy mà chúng có mặt lúc 6h rưỡi sáng. Thương lắm”.
 

Chị Nguyễn Hồng Nhung, đại diện Công ty TNHH dược phẩm Ích Nhân, đơn vị nhận tài trợ toàn bộ 175 chiếc cặp sách cho các em học sinh ở xã Tự Do chia sẻ: “Đây thực sự là một chuyến đi thú vị. Công ty Ích Nhân rất vui vì đã góp được một phần mang lại một Tết trung thu hết sức ý nghĩa dành cho các em học sinh ở xã vùng cao với quá nhiều khó khăn như vậy. Thông qua báo Dân trí, công ty Ích Nhân sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Hội cha mẹ Nhân ái với nhiều hoạt động thiện nguyện trong thời gian tới”.

 

Nghe thầy Hoàng nói, chúng tôi nhìn đồng hồ lúc này đã hơn 11h trưa. Nhưng bọn trẻ con vẫn phải chờ đợi lâu do xe chở hàng đang còn mắc kẹt ở giữa đường, dù xã đã bố trí một xe tải khác tăng bo xuống cứu trợ khâu vận chuyển.
 
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Lãnh đạo xã Tự Do phải huy động một chiếc xe tải khác xuống cứu trợ chúng tôi vận chuyển hàng từ thiện. Lúc này là gần 12h trưa, thật cảm động và thương các em học sinh chờ đoàn từ 6h30 sáng để nhận các phần quà trung thu
 
Đến điểm trường, những mệt nhọc vất vả của chuyển đi với đoàn chúng tôi dường như tan biến, khi bắt gặp hình ảnh những ông bố bà mẹ, những đứa bé với dáng vẻ lam lũ quen thuộc của người dân vùng cao kham khổ đang tỏ ra hết sức háo hức, hào hứng vì biết sẽ được nhận những món quà trung thu mà hình như lần đầu tiên trong đời được nhận. Nào sách vở, nào quần áo mới, nào cặp, nào giày ủng. Nào gạo, nào mắm muối, nào bánh kẹo. Nhưng cái mà chúng thích nhất vẫn là những món đồ chơi trung thu thú vị với nhiều màu sắc sặc sỡ.
 
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Những phần quà trung thu đang được các thành viên Hội cha mẹ Nhân ái sắp xếp, đóng bao trước khi phát cho các em học sinh
 
Thầy Bùi Văn Giáp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tự Do phấn khởi hết sức khi ngoài những món quà dành cho bọn trẻ, nhà trường còn được hỗ trợ những cái bảng viết hai mặt hay giá inox treo áo quần cho lũ trẻ . Đặc biệt hơn là phần quà 20 suất học bổng dành cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mỗi suất 300.000 đồng.
 
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Các em học sinh trường tiểu học Tự Do phấn khởi chơi các trò chơi trước khi đón nhận các món quà trung thu từ Hội cha mẹ Nhân ái
Chỉ mới đi được chưa đầy 5km, chiếc xe tải gãy côn buộc mọi người chuyển sang đi bộ

Tổng phần quà trung thu có giá trị hơn 166 triệu đồng, trong đó gồm sách vở, áo quần, cặp sách, giày ủng, gạo, mắm muối và các đồ dùng học tập. Đặc biệt công ty TNHH dược phẩm ích Nhân tài trợ 175 chiếc cặp sách và TH True Milk tặng 200 thùng sữa đem lại một Tết trung thu ý nghĩa cho các em nhỏ vùng cao
Những em học sinh với những phần quà khệ nệ

Những em học sinh với những phần quà khệ nệ
Nhiều em không xách nổi túi quà nặng cả về chất, nặng cả về tình

Nhiều em không xách nổi túi quà "nặng cả về chất, nặng cả về tình"
Nụ cười tươi vui, trong sáng của 2 em học sinh với phần quà vừa nhận được

Nụ cười tươi vui, trong sáng của 2 em học sinh với phần quà vừa nhận được
Nụ cười tươi vui, trong sáng của 2 em học sinh với phần quà vừa nhận được

Chị Bùi Liên Hương, chi hội trưởng Hội cha mẹ Nhân ái miền Bắc trao 20 suất học bổng với trị giá mỗi suất 300.000 đồng đến 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tự Do
Nụ cười tươi vui, trong sáng của 2 em học sinh với phần quà vừa nhận được

Sau chuyến đi, các thành viên chúng tôi vẫn còn nhiều trăn trở với những khó khăn của người dân, học sinh ở xã Tự Do. Người dân Tự Do vẫn đang ngóng trông, trong nhiều ngày tháng nữa, sẽ có một con đường được làm mới, giúp họ đi lại dễ dàng hơn xa tới xã ngoài, một con đường giúp họ mang những nông phẩm của mình đi trao đổi buôn bán, và đơn giản thôi, một con đường mà không chỉ dép lê mới có thể đi qua...
 
Bài và ảnh: Thế Nam