Mã số 4443:
Pa Tết, nơi điểm trường "5 không", học sinh khao khát có phòng học
(Dân trí) - Không điện, không đường, không nước, không sóng điện thoại và không có cả phòng học, đó là thực trạng của các em học sinh bản Pa Tết, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Bản "5 không"… gắng gượng từng ngày vì sự học của các con
Cách sân bay Điện Biên 200km đường núi, chúng tôi phải mất đến hơn 4 giờ đồng hồ di chuyển mới đến được huyện Mường Nhé và tiếp tục đi xe máy 5 giờ nữa cho quãng đường rừng 75km để đến với bản Pa Tết, xã Huổi Lếch. Không có đường, việc đi lại chỉ bằng một lối mòn nhỏ vừa một người lách và đến được nơi đây vẫn luôn là thử thách lớn không chỉ người ngoài tỉnh mà còn với người dân chính nơi đây bởi Pa Tết là điểm sâu, xa giáp biên giữa 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Vừa cố gắng giữ an toàn di chuyển, anh Trần Hoàng Khải - Cán bộ Phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé vừa cho chúng tôi biết: Bản Pa Tết có khoảng 75 gia đình gồm 436 nhân khẩu là người dân tộc Mông, trước đây thuộc xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) quản lý, nhưng người dân bản Pa Tết sinh sống và canh tác trên đất thuộc địa giới hành chính xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Vì vậy, để thuận tiện trong quản lý hành chính, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu đã thống nhất bàn giao bản Pa Tết về tỉnh Điện Biên.
Với địa bàn đặc thù nằm tận sâu trong rừng và không có gì từ điện sáng, sóng điện thoại, nước, hàng quán, đường đi lại, vì vậy mỗi lần vào đến đây là mọi người phải tranh thủ từng phút một để kịp quay ra nếu không thì xác định ở trong tình trạng "mất tích tạm thời" vì không thể liên lạc.
Đời sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường, để duy trì sự sống đã khó và những tưởng rằng "con chữ" sẽ không thể tồn tại được ở đây nhưng các phòng học tạm được dựng lên bằng những tấm phên tre vẫn là những "báu vật" với đồng bào dân tộc Mông. Tuy nhiên, sự lo lắng trong tâm trạng nơm nớp đang bao phủ lên người dân cả bản khi mà số lượng các con em học sinh ngày một tăng mà phòng học thì không đáp ứng được.
Ông Phạm Thiết Chùy - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé cho biết: Hiện tại điểm trường Ba Tết có tổng cộng: khối 1 có 14 cháu, khối 2 có 15 cháu, khối 3 là 10 cháu, khối 4 là 11 cháu, khối 5 là 12 cháu, và các cháu THCS từ lớp 6-9 là 101 cháu. Để đảm bảo chất lượng dạy và học của các cháu thì từ tháng 6/2022 học sinh của khối 3 và khối 5 sẽ di chuyển về điểm trường xã Huổi Lếch để học. Tuy nhiên thực trạng đó là thiếu phòng học cũng như phòng ở cho các cháu.
Không có phòng học cho con, điều này khiến nhiều người dân bản vô cùng lo lắng và nơm nớp suy nghĩ có tiếp tục cho con đi học nữa hay không. Trước thực tế này, ông Vàng A Mua, Trưởng bản Pa Tết tâm sự: "Nhiều bố mẹ cũng đang băn khoăn suy nghĩ cho con nghỉ học ở nhà vì đi học xa phải ăn ở tại trường mà phòng học thiếu, phòng ở cũng thiếu. Các cháu học sinh cũng rất lo lắng, nhiều cháu tha thiết muốn đi học nhưng nhiều cháu cũng có tâm trạng chần chừ không muốn đi học tiếp".
Liệu rằng "con chữ" có bị rơi ở nơi "5 không" này?. Đó là nỗi sợ nơm nớp của bà con người Mông và thầy cô giáo nơi đây.
Vượt gần trăm cây số về điểm trường chính, khao khát có phòng học để "cái chữ" không bị bỏ quên
Tháng 6/2022, gần 40 học sinh ở điểm trường Pa Tết sẽ về trường chính Huổi Lếch khiến cho các thầy cô ở trường vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì được đón các con để đảm bảo chất lượng học tốt hơn nhưng nhìn vào điều kiện thực tế thì còn muôn vàn khó khăn.
Thầy giáo Vũ Quang Huy - Phó hiệu trưởng trường Huổi Lếch tiếp chúng tôi khi cơn mưa rừng vừa ập đến. Không giấu được sự lo lắng và những trăn trở của mình, thầy kể chuyện: "Nhà trường được thành lập từ năm 2002 thì năm 2003 là tôi về đây công tác. Ngày đó ở đây còn hoang sơ lắm và sự học của các em học sinh miền núi này dường như mới bắt đầu.
Tôi còn nhớ như in ngày đó chỉ có vỏn vẹn 3 phòng học gỗ ọp ẹp. Các thầy cô người ở Điện Biên, người ở dưới xuôi từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ… lên trên này. Đường xá đi lại khó khăn, các thầy cô ít nhất phải đi bộ 17km mất đến 5 tiếng mới đi được từ xã vào trường dạy các em.
Đến năm 2011 có dự án trẻ em vùng khó, được nhà nước đầu tư 6 phòng học, phục vụ 300 học sinh, thầy cô cứ ôm nhau khóc vì mừng quá. Từ năm 2016 - 2019 được doanh nghiệp và đoàn thanh niên hỗ trợ xây dựng thêm 4 phòng học nữa, tổng cộng trường có 10 phòng học (6 phòng học kiên cố, 2 phòng bán kiên cố và 2 phòng đã xuống cấp) trên tổng 18 lớp học với gần 400 học sinh…"
Mỗi khi một phòng học được xây dựng nên với thầy cô và người dân bản còn vui hơn ngày Tết bởi các con thêm yên tâm đi học. Nhưng thực tế với sự thiếu hụt phòng học và phòng ở cho các con một cách trầm trọng thì sự chào đón gần 40 học sinh ở điểm trường Pa Tết ra đây lại là một nỗi trăn trở không nhỏ.
Rồi các em sẽ học ở đâu? Sẽ ở lại trường như thế nào đây? Câu hỏi đó cứ quẩn quanh với thầy Huy và các thầy cô giáo nơi đây nhưng chưa có lời giải đáp. Thấm thoắt cũng đã gần 20 năm gắn bó với ngôi trường này, chứng kiến mọi sự đổi thay hay chững lại của mảnh đất này với thầy Huy còn hơn là máu thịt. Cố giữ thái độ thật bình tĩnh khi nói chuyện với chúng tôi nhưng trong sâu thẳm đôi mắt của thầy chứa chan bao suy nghĩ.
Lặng đi trong tiếng tí tách vẫn không ngừng rơi của cơn mưa vùng núi, tôi chợt nhớ đến gương mặt ngây thơ, non nớt của cô bé Mùa Thị Ca (là 1 trong số 40 học sinh sẽ chuyển từ điểm trường Pa Tết ra Khuổi Lếch) khi được phỏng vấn. "Nếu như ngoài kia chưa có phòng ngồi học thì con có đến trường không?". Cô bé đã không ngần ngại mà nói rằng: "Con vẫn đến trường học chữ vì mẹ con bảo chỉ có học mới thoát được nghèo thôi. Ở nhà con, đến bữa cơm, ăn còn thiếu nên con sẽ cố gắng học"…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về
1. Mã số 4443:
Xây dựng điểm trường Huổi Lếch, xã Huổi Lếch, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Số ĐT: 0833413268 (Số ĐT thầy Vũ Quang Huy - Phó hiệu trưởng trường Huổi Lếch)
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản EUR tại Vietcombank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1022601465
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tel: 0914.86.37.37
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269