1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4456:

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường

Phạm Oanh

(Dân trí) - Lũ về khiến dòng nước vốn hàng ngày hiền hòa trở nên hung dữ, cuốn theo những rễ cây rừng lởm chởm. 209 học sinh ở bản Suối Hốc phải ngậm ngùi nghỉ học bởi không thể đi lại.

Mưa lớn, dòng nước hung dữ tràn lên ngang mái nhà

Trở về thăm bản Suối Hốc, thuộc xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trong những ngày giữa tháng 4 khá yên bình với cảm giác vô cùng thư thái bởi bầu không khí trong veo giữa bạt ngàn những màu xanh của ruộng lúa và những lũy tre già. Đây là thời điểm hiếm hoi mà bà con dân bản cảm thấy thực sự được "sống" bởi chỉ khoảng 1 tháng nữa thôi là lũ tiểu mãn bắt đầu tràn về, liền sau đó là lũ lớn dai dẳng mãi không ngớt. Thoáng nghĩ đến thời gian đó khiến anh Nông Văn Huân - Chủ tịch xã Ngọc Trấn đã nơm nớp, lo sợ.

"Năm nào cũng thế, cứ bắt đầu vào tháng 5 là bà con dân bản đã bất an, lo sợ, lũ về bất cứ lúc nào. Bản Suối Hốc là bản đặc biệt khó khăn với địa hình nằm sâu bám vào vỉa núi và con đường duy nhất để giao thương đó là phải qua chiếc cầu tạm kia. Đó là lối đi cho 111 hộ dân tộc Tày với 456 nhân khẩu, trong đó có 209 học sinh".

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 1

Cây cầu tạm bao năm của bà con bản Suối Hốc đã bị hư hỏng nặng và không an toàn cho việc di chuyển của bà con.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 2

Hai bên cầu phải giằng tạm bằng đá hộc vì lũ về ăn mòn sâu phần đất bên trong.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 3

Tháng 4 dòng nước hiền hòa, không ai ngờ đến tháng 5 lũ tiểu mãn tràn về, kéo theo đó là lũ lớn khiến người dân bản Suối Hốc bị cô lập.

Dõi ánh mắt đầy sự lo lắng, anh Huân chỉ về phía xa xa nơi có một ngôi nhà mà theo chúng tôi quan sát thì khá cao ráo, vậy mà: "Nước lũ về là ngang gần mái của ngôi nhà kia đấy anh chị. Vì vậy mà việc cả bản bị cô lập khi mưa lũ về là điều bao năm nay rồi. Lí do là vì dòng chảy quá bé, cầu tạm quá thấp, mưa lũ to cuốn theo hầu hết rễ cây rừng làm tắc luôn dòng, không có cách nào lưu thông nên nước cứ dềnh lên như vậy".

Cây cầu tạm mà bà con dân bản dựng lên rộng chừng 2m với hai bên cầu đã hư hỏng nặng. Những mấu, cột dựng lên để giữ một chút an toàn đã bị dòng lũ cuốn phăng tất cả. Hiện trạng là phần đất, phía hông và dưới cầu bị ăn mòn nghiêm trọng nên không còn cách nào khác, bà con phải cột tạm, gia cố bằng đá hộc. Tuy nhiên nó chỉ là phương án tạm thời khi lũ chưa về, còn dòng nước hung dữ kia sẵn sàng cuốn phăng tất cả như bao năm nay mà mọi người vẫn chứng kiến.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 4

Cô bé Khánh Linh cho biết lũ về nước dềnh lên ngang mái nhà kia.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 5

Những gốc cây còn sót lại ít ỏi sau trận lũ năm trước...

Anh Nông Văn Hoan - Thôn đội trưởng bản Suối Hốc không giấu được sự sợ hãi vẫn còn hằn in trên gương mặt khi được hỏi về chiếc cầu tạm: "Rất may là chúng tôi không có vụ tai nạn đáng tiếc nào trực tiếp thiệt hại về người bởi thấy lũ là cả bản đã sợ rồi, không dám đến gần. Nhưng mọi hoạt động là phải ngưng lại toàn bộ bởi gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập. Những lúc đó chỉ biết trèo lên chỗ nào cao nhất của ngôi nhà để mà nơm nớp nhìn ra theo dòng nước…"

209 học sinh khao khát một cây cầu để không phải nghỉ học

Khổ nhất là 209 học sinh con em của bản Suối Hốc liên tục phải nghỉ học khi lũ về. Em Hà Khánh Linh, học sinh lớp 7 trường THCS Ngọc Trấn không còn nhớ rõ phải nghỉ học biết bao lần. Nhắc lại những ngày đó, gương mặt em trùng xuống, không vui: "Cháu sợ lắm cô ạ. Mỗi lần mưa lũ là không nhìn thấy đường nữa, cả một vùng này chỉ toàn là nước thôi".

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 6

Cầu hiện đang phải giằng bằng đá hộc thế này nhưng chỉ 1 tháng sau khi lũ về là lại bị cuốn trôi tất cả.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 7

Mơ ước có được 1 cây cầu là điều mong mỏi của 209 học sinh và bà con dân bản nơi đây...

Cùng chung tâm trạng với Khánh Linh, cậu bé Lương Mạnh Dũng - học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngọc Trấn bình thường những ngày như hôm nay đi qua cầu vẫn còn sợ sệt vì cảm giác nước lênh láng dường như choán hết tâm trí em. Khẽ ôm chặt vào lưng mẹ, đôi mắt em chỉ dám he hé mở rồi lại đóng cụp ngay. Cậu bé 10 tuổi này đã từng nhiều lần khóc bắt đền mẹ vì không thể đến trường những ngày mưa lũ…

Mơ ước có được một nhịp cầu là điều mong mỏi không chỉ của Linh, của Dũng mà của 209 các em học sinh và bà con dân bản ở đây. Người vùng cao vốn khó khăn và đã từng một thời chưa coi trọng cái chữ, cho đến khi các con yêu và muốn gắn bó với trường, với lớp, với thầy cô và bạn bè thì lại có những ngày không thể đến được.

Nhắc đến điều này, ông Triệu Tiến Thịnh- Chủ tịch hội khuyến học tỉnh Yên Bái đầy trăn trở: "Thương các cháu và bà con nơi đây nên chúng tôi tha thiết, mong đợi được mọi người hỗ trợ để xây dựng cây cầu. Có cầu mới, tiện cho việc đi lại, thì các cháu không phải nghỉ học nữa, đó còn là điều mơ ước của biết bao nhiêu các thầy cô giáo ở đây".

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 8

"Cô ơi bao giờ chúng con có cầu mới" - Câu hỏi đầy ám ảnh của cậu bé Dũng với chúng tôi.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 9

Tháng 5 sắp về rồi, những người làm cha, làm mẹ như anh Hoan lại nơm nớp lo cho con em mình.

Tháng 4 sắp đi qua, tháng 5 khẽ khàng tới… Ở đâu đó, nhiều ngôi trường sẽ rực đỏ màu hoa phượng và những tiếng ve kêu hay tràn ngập sắc tím thủy chung của hoa bằng lăng gây thương nhớ. Và ở Suối Hốc cũng là cảm giác "nhớ thương" ấy nhưng lại trớ trêu thay bởi là thời điểm mà 209 học sinh nơi đây bắt buộc phải "xa trường, xa lớp" vì dòng lũ kinh hoàng kia lại ập đến… Và chúng tôi đã thật sự bị ám ảnh trước câu hỏi: "Bao giờ chúng con có cầu mới để không phải nghỉ học nữa?" của cậu bé Dũng ở đây.

Hơn 200 học sinh bản Suối Hốc khao khát một cây cầu để vượt lũ đến trường - 10

Cứ có ai về thăm quê là những đứa trẻ như Linh lại ào ra vì ngóng chờ được mọi người hỗ trợ xây cầu...

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4456:

Hội khuyến học tỉnh Yên Bái 

Số TK: 8700211000035, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chủ TK: Hội khuyến học tỉnh Yên Bái 

2. Quỹ Khuyến học Việt Nam

Tầng 13 tòa nhà Cung Trí thức TP Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: 0243 9448503

Tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank

Số TK: 1020856912

Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

3. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

4. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914 86 37 37

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.  

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm