Mã số 2086:

Nước mắt cô bé học giỏi, đi mót cà phê nuôi cha mẹ bị bệnh

(Dân trí) - Mười năm liền đều là học sinh khá giỏi, nhưng đường đến trường của cô học trò nhỏ ở Lâm Đồng quá chông gai khi cha và mẹ đều mang bệnh nặng. Hàng ngày, một buổi đi học, một buổi em đi rẫy mót cà phê… để có tiền trang trải cuộc sống.

Đó là hoàn cảnh của em Vũ Thị Kim Phượng ( tổ 3, thôn 4 xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Được biết, Kim Phượng hiện đang là học sinh lớp lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Di Linh, Lâm Đồng), từ nhà đến trường gần 10 Km. Để có tiền đi học, em phải dành dụm, chắt chiu từ những đồng tiền đi mót cà phê hay bán đàn gà … Sau giờ học, em lại một tay chăm bố mẹ đau bệnh nặng.

Cô bé Kim Phượng bật khóc khi chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình
Cô bé Kim Phượng bật khóc khi chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình

Vừa đi học vừa chăm bố mẹ đau bệnh nặng

Đến thăm Phượng vào một buổi trưa khi em vừa từ rẫy cà phê trở về, lau những giọt mồ hôi trên trán, em vội vã bước vào nhà cẩn thận dìu mẹ đi từng bước cho khỏi ngã.

Mẹ em là cô Vũ Thị Nga (49 tuổi) bị tai biến, khuyết tật vận động nên suốt ngày chỉ nằm một chỗ, cười nói vô thức, mọi sinh hoạt hàng ngày đều do một mình em chăm sóc. Bố em cũng không may mắn khi mắc bệnh xơ gan nhiều năm nay nên không còn khả năng lao động. Mới 16 tuổi nhưng Phượng đã trở thành trụ cột chính của gia đình.

Hàng ngày, sau giờ đến trường em lại tất bật trở về nhà lo cơm nước cho bố mẹ và em trai. Bữa cơm của gia đình nghèo thường xuyên cũng chỉ là rau với cháo, lâu lâu mới có miếng thịt, con cá khô... Tài sản giá trị nhất của gia đình em chỉ có chiếc ti vi cũ của một người họ hàng cho.

Hàng ngày sau giờ đến trường Phượng lại tất bật về nhà chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng
Hàng ngày sau giờ đến trường Phượng lại tất bật về nhà chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng

Trong căn nhà gỗ trống huơ trống hoác, chắp vá chằng chịt bằng những mảnh bạt để gió khỏi lùa vào, mẹ em thỉnh thoảng la hét thảm thiết, lúc thì cười khanh khách… Phượng phải thường xuyên dỗ dành mẹ em mới chịu ngồi yên để cho con gái đút cháo.

Vừa chăm sóc mẹ Phượng vừa chia sẻ, mọi chi phí mua thức ăn cho gia đình em đều đi mua thiếu rồi đến cuối tháng mới trả. Gia đình có 2 sào cà phê cằn cỗi, không được chăm sóc nên cuối năm thu chẳng được bao nhiêu. Cứ đến mùa thu hoạch nông sản, rảnh là em lại đi mót cà phê, mót đậu… để bán lấy tiền mua gạo, thức ăn. Ngoài ra, em cũng nuôi một đàn gà sau vườn nhà, khi lớn bán lấy tiền trả nợ và mua thuốc cho mẹ.

Chú Phùng Ngọc Duy (48 tuổi), bố của Phượng chia sẻ, năm 2007, vợ chú phát bệnh đến năm 2012 thì bệnh nặng hơn. Hiện tại mẹ của Phượng không còn khả năng nhận thức và vận động . Bản thân chú Duy mắc căn bệnh xơ gan từ năm 2000, dù chữa trị hết thuốc tây đến thuốc nam vẫn nhưng không khỏi. Cả hai vợ chồng đều bệnh tật triền miên nhiều năm liền, nên hiện tại tài sản gia đình đã khánh kiệt.

Bản thân cũng mắc bệnh không chăm sóc được con cái, hàng ngày chú Duy chỉ biết động viên các con
Bản thân cũng mắc bệnh không chăm sóc được con cái, hàng ngày chú Duy chỉ biết động viên các con

“ Hàng ngày nhìn con gái lớn tất bật làm mọi công việc lớn bé trong nhà, tôi cũng thấy xót xa lắm. Do sức khỏe yếu, nên tôi chỉ quanh quẩn ở nhà, trông nom vợ và làm những công việc lặt vặt khi các cháu đi học. Có cha mẹ nào mà không thương con, muốn con cái ăn học thành người …”- chú Duy trăn trở.

Chông chênh đường đến trường

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không vì thế mà Kim Phượng xao nhãng chuyện học hành. Bố mẹ đều bị bệnh, không có người chỉ dạy, điều kiện khó khăn em phải tự túc học, dù không đi học thêm nhưng nhiều năm liền em đều là học sinh khá giỏi.

Kim Phượng bật khóc khi nói về gia cảnh của mình, khi nghĩ đến việc em không được đến trường. Cô bé chỉ mong bố mẹ được khỏe mạnh, em được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa.

“Em chỉ muốn đi học và cố gắng học thật tốt, để sau này đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho bố mẹ. Có vất vả mấy em cũng chịu được, có phải đi mót cà phê hay làm gì em cũng làm miễn sao có tiền mua gạo, mua sách vở đi học …”, cô bé Phượng nức nở chia sẻ.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng 10 năm liền Phượng đều là học sinh khá giỏi
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng 10 năm liền Phượng đều là học sinh khá giỏi
Mới 16 tuổi nhưng Phượng đã là trụ cột chính của gia đình, mọi công việc trong nhà đều do một mình em gánh vác
Mới 16 tuổi nhưng Phượng đã là trụ cột chính của gia đình, mọi công việc trong nhà đều do một mình em gánh vác

Ước mơ của cô bé nghèo cũng thật giản dị, lớn lên em muốn trở thành Kỹ sư nông nghiệp để về quê hương, giúp bà con nơi đây thay đổi phương pháp canh tác sản xuất. Ở địa phương em chủ yếu làm nông nghiệp, nông dân canh tác bằng phương pháp thủ công, thô sơ nên hiệu quả kinh tế không cao.

Thế nhưng, con đường đến trường học để nuôi ước mơ ấy của cô học trò nhỏ quá chông chênhkhi gia đình nhiều lúc lâm vào cảnh khốn khó khiến em tính đến việc phải nghỉ học.

Ông Nguyễn Tấn Thông, Phó chủ tịch xã Tân Thượng (Di Linh) cho biết, về gia cảnh của gia đình anh chị Vũ Thị Nga- Phùng Ngọc Duy thuộc “hộ nghèo” trong xã. Cả hai vợ chồng đều mắc bệnh nhiều năm liền không còn khả năng lao động, lại không có tư liệu sản xuất nên gia cảnh thuộc diện đặc biệt khó khăn.

“ Phía địa phương cũng đã nhiều lần tạo điều kiện, giúp đỡ gia đình nhưng chỉ hỗ trợ được một phần nào vì kinh phí có hạn. Dù gia cảnh khó khăn nhưng được cái, các con của chị Nga rất hiếu học. Thành thật, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của quý báo, của mọi người dành cho gia đình cháu Kim Phượng, giúp các cháu được tiếp tục đến trường. ”, ông Thông chia sẻ thêm.

Khi rời khỏi căn nhà gỗ, chúng tôi không khỏi bị ám ảnh bởi đôi mắt đượm buồn của em. Hy vọng em có thể vượt qua mọi khó khăn, trông gai để tiếp tục theo đuổi ước mơ con chữ, thành người có ích cho xã hội.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2086: Anh Phùng Ngọc Duy (bố của Phượng), số nhà 158, tổ 3, thông 4 xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Số ĐT: 01286.036.469

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Ngọc Hà

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm