Mã số 1952:
“Mong có cầu mới cho tụi nhỏ đi học an toàn hơn”
(Dân trí) - Đó là mong mỏi và là niềm mơ ước của lãnh đạo chính quyền địa phương, người dân và các em học sinh ở xã Hồ Đắc Kiện (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) trước sự xuống cấp, gây mất an toàn của cây cầu Kênh Gòn từ nhiều năm qua.
Xã Hồ Đắc Kiện có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên số lượng cầu tạm trên địa bàn xã đến nay vẫn còn khá nhiều. Điều đáng nói là vẫn còn không ít các cây cầu đang xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho việc đi lại của bà con nhân dân địa phương, đặc biệt là các em học sinh. Trong số các cây cầu đang “kêu cứu” thì cây cầu Kênh Gòn bắc qua kênh Gòn nối 2 ấp Đắc Thắng và Đắc Lực do người dân đóng góp xây dựng cách đây cả chục năm, nay đã xuống cấp trầm trọng.
Có mặt ghi nhận tại cầu Kênh Gòn, chúng tôi thấy chiếc cầu cũ kỹ dài khoảng 25m, rộng 1,5m, dù cầu được làm bằng xi măng nhưng đã nhiều lần sửa chữa một cách tạm bợ nên chẳng được chắc chắn cho lắm. Trong đó, nhịp giữa hầu như bị hư hại, chỉ được lót tạm bằng mấy tấm đan nhỏ với chỗ hụt, chỗ gãy, chỗ thấp, chỗ cao nên mỗi khi có người đi hoặc xe chạy qua thì cầu lại “kêu” lên rầm rập, cả một đoạn rung lắc khiến ai cũng lo sợ. Chiếc cầu lại khá cao nhưng chẳng có lan can nên trông càng “mỏng manh” hơn. Chúng tôi nhìn cây cầu được làm theo kiểu chắp vá “tân cổ... vô duyên” nhưng hàng ngày vẫn phải cõng trên mình hàng ngàn lượt người xe qua lại mà thấy rùng mình.
Ông Nguyễn Việt Khởi (người dân ở ấp Đắc Lực) cho biết: “Cây cầu này ban đầu làm bằng cây do người dân đóng góp. Về sau cầu bị hư hỏng, bà con chúng tôi đóng góp kẻ ít người nhiều để xây bằng xi măng cho kiên cố nhưng do người dân không am hiểu về kỹ thuật xây dựng nên việc thi công cầu không bài bản, không thiết kế gì nên chỉ sau một thời gian cầu bị xuống cấp thì chúng tôi lại tu sửa theo kiểu chắp vá nhưng bây giờ cầu hư quá nhiều, không thể chắp vá được nữa nên đành để vậy đi tạm”. Theo ông Khởi, cầu có độ dốc cao, chiều ngang hẹp, mặt cầu xuất hiện nhiều lỗ thủng, không có lan can nên nhiều người và phương tiện giao thông khi qua cầu đã bị rơi cả người và phương tiện xuống sông.
Bà Hứa Thị Tư (ngụ ấp Đắc Thắng) kể: “Nhà tui ở gần cầu nên hàng ngày luôn chứng kiến nhiều người chạy xe qua cầu rất nguy hiểm khi dốc cầu cao, lòng cầu nhỏ lại không có lan can bảo vệ. Có lần có hai người chạy xe từ hai đầu cầu cùng lên cầu một lúc nhưng cầu nhỏ không thể chạy qua, cũng không thể lùi lại nên xuống xe lách để đi, ai ngờ cầu chật nên cả hai lúng túng, người và xe cùng rơi xuống sông, may mà có người phát hiện chạy xuống kéo lên kịp”.
Video: Người dân nói về sự xuống cấp của cầu Kênh Gòn
Chia sẻ với chúng tôi, bà Tư nói, người dân địa phương lo nhất là các em học sinh mỗi khi đi qua cầu. Do trường học cách nhà 1, 2 km nên nhiều em đến trường bằng xe đạp và phải dắt bộ qua cầu chứ chẳng em nào dám đạp qua vì sợ té. “Có bữa trời mưa, cầu trơn có em dắt xe đến giữa cầu, lóng ngóng thế nào rồi cả người và xe ùm xuống sông. Bà con phát hiện kịp nên cứu được em lên bờ chứ nếu không thì không biết hậu quả xấu thế nào rồi”, bà Tư chia sẻ.
Bày tỏ với chúng tôi, không riêng gì bà Tư mà nhiều người dân sống trên tuyến đường đi qua cầu Kênh Gòn đều mong mỏi có một cây cầu mới bê tông chắc chắn hơn, có lan can, để các em học sinh qua lại một cách thuận lợi, an toàn để không ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Có cây cầu mới, bà con, cha mẹ các em học sinh cũng an tâm đi lại làm ăn, không phải lo lắng đến “sinh mạng” của con em mình mỗi khi đi qua cây cầu cũ nữa.
Hôm chúng tôi đến khảo sát, nhìn các em học sinh qua lại cầu mà thấy thương các em. Chúng tôi thấy chẳng em nào dám đạp xe qua cầu mà đều xuống xe để dắt bộ qua. Khổ nổi, những tấm đan nhỏ giữa cầu toàn là đồ cũ, có tấm đã bị nứt, có tấm chông chênh nên các em vừa dắt xe mà vừa run. Em học sinh tên Nguyễn Văn Thành nói: “Hàng ngày đi học, mỗi khi đến cầu tụi em phải xuống xe dẫn bộ qua cầu nhưng sợ tái mặt vì cầu hư nhiều quá lại không có lan can nên càng sợ hơn. Tụi em mong sao cây cầu này sớm được xây dựng để tụi em đến trường yên tâm hơn”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Mỹ- Chủ tịch UBND xã Hồ Đắc Kiện- cho biết, tuyến đường có cầu Kênh Gòn bắc qua là một tuyến đường huyết mạch nối xã với các địa phương khác như huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang)…nên lưu lượng người xe đi qua thường rất đông. Cây cầu Kênh Gòn nối giữa ấp Đắc Lực và Đắc Thắng của xã hiện là cây cầu xuống cấp nghiêm trọng nhất từ nhiều năm qua, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi dọc hai bên cầu có hàng trăm hộ dân sinh sống và số lượng học sinh cũng không ít, hàng ngày phải đi qua cây cầu cũ trong tâm trạng rất lo lắng.
“Chính quyền địa phương hiểu được nỗi lo lắng của bà con và các em học sinh địa phương. Tuy nhiên, để xây cầu mới thay cầu cũ thì cần phải có một khoản kinh phí khá lớn. Trong khi đó, xã lại khó khăn, kinh phí vì thế cũng hạn hẹp nên việc xây cầu mới là ngoài khả năng của xã. Hiện chính quyền địa phương và người dân rất cần có cây cầu mới để đi lại an toàn nên chúng tôi rất mong các mạnh thường quân chia sẻ, hỗ trợ để chúng tôi có điều kiện xây cầu mới đáp ứng nguyện vọng đi lại của bà con nơi đây”, ông Mỹ bày tỏ.
Video: Chính quyền và người dân mong mỏi có cầu mới để đi lại an toàn
Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông Sơn Pô- Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, mong mỏi: “Xã Hồ Đắc Kiện là xã vùng căn cứ kháng chiến, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, cầu Kênh Gòn đã xuống cấp nhưng vẫn phải sử dụng đã gây không ít lo lắng cho người dân địa phương. Chúng tôi rất mong có nhà hảo tâm tài trợ cho bà con có cây cầu mới, chính quyền và bà con địa phương sẽ mừng lắm”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1952: Hỗ trợ xây cầu Kênh Gòn, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huỳnh Hải – Xuân Lương