1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Khát khao đến trường của hai tân sinh viên người Khmer

(Dân trí) - Những ngày đầu tháng 9 này, hàng ngàn tân sinh viên của cả nước bắt đầu vào mùa tựu trường. Bên cạnh những người tràn ngập niềm vui khi có mặt trên giảng đường cũng có không ít tân sinh viên đang nặng lòng với nỗi lo tiền học phí đầu năm…

Tại trường THPT Phú Tâm, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi gặp Danh Phil (SN 1991) trong một gia đình nông dân Khmer nghèo ấp Phước Phong, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng). Cha mẹ em không có đất đai canh tác nên cả đời chỉ biết đi làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày. Do làm thuê ngoài ruộng xa nên cha mẹ phải gửi 3 anh em về nhà bà ngoại cho ăn học. Ngặt nỗi bà ngoại cũng nghèo nên cuộc sống của mấy bà cháu thật vất vả.

Bà ngoại của anh em Danh Phil cũng là người Khmer, bà năm nay đã 78 tuổi mà vẫn phải kiếm tiền bằng nghề bện chổi rơm. Mỗi ngày bà bện được chừng 10 cây chổi rơm lớn nhỏ nhưng bán chỉ được 3-4 cây. Mỗi cây chổi lớn bán 6.000đ, cây nhỏ 4.000đ, trừ chi phí mỗi cây lời từ 1.000-3.000đ tùy loại lớn nhỏ. Tính ra mỗi ngày cũng chưa được quá 10.000đ. Ngoài giờ học, về nhà Danh Phil tiếp bà bện chổi bán kiếm tiền phụ vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhà nghèo nhưng Danh Phil rất chăm học và đạt kết quả cao.
 
Khát khao đến trường của hai tân sinh viên người Khmer  - 1

Bạn Danh Phil

 

Cô Tạ Linh Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C7 của Danh Phil nói: “Giáo viên chúng tôi ai cũng rất thương Danh Phil, nhất là thấy em hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị tật nguyền nhưng ham học, học khá giỏi nữa là khác. Hôm rồi nghe tin em đậu đại học cả trường ai cũng mừng”.

 

Những năm học phổ thông, Danh Phil luôn đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến, học sinh xuất sắc. Thi tốt nghiệp lớp 12 đạt 43,5 điểm; thi đậu vào nguyện vọng 1 đại học Cần Thơ, ngành Kỹ thuật điện. Danh Phil nói: “Hôm nhận giấy báo nhập học của trường Đại học Cần Thơ em vui lắm. Nhưng đọc xong em lại lo khi nhà trường thông báo học phí cho học kỳ đầu tiên là 1.545.000 đồng, trong khi đó cha mẹ em chưa bao giờ có quá vài ba trăm ngàn đồng trong nhà.

Cùng lớp với Danh Phil còn có Lý Thị Tú Anh (SN 1992). Vừa tròn 16 tháng, do hoàn cảnh quá nghèo nên ba mẹ Tú Anh gửi em lại nhờ ông bà ngoại nuôi dùm để lên TPCHM làm phụ hồ nhưng ngoại cũng đã già yếu, chỉ bán khoai lang luộc trong lối xóm kiếm sống, ông bà và cháu lần hồi nuôi nhau qua ngày.
Khát khao đến trường của hai tân sinh viên người Khmer  - 2

và Tú Anh đều có chung một nỗi lo - đó là học phí.
 
Hoàn cảnh của gia đình em rất khó khăn nên em chịu thiệt thòi nhiều so với các bạn. Bà ngoại Tú Anh cho biết, Tú Anh thường nhịn ăn sáng đến trường, trưa mới về nhà ăn cơm với gia đình. Từ nhà tới trường em chỉ đi bộ vì không có xe đạp, thời gian đi hết khoảng 20 phút. Vào đầu năm học, trong khi bạn bè đi mua sắm quần áo, sách vở, đồ dùng học tập…thì Tú Anh lại vào trường mượn sách thư viện, quần áo mua rẻ lại quần áo cũ của bạn bè. Năm học lớp 12 em chỉ có 3 chiếc áo dài nhưng chỉ có 2 chiếc mặc được, còn 1 chiếc bị rách…và mấy bộ quần áo thể dục cũng đã cũ.

Cuộc sống khó khăn là như vậy nhưng từ tiểu học đến THPT, Tú Anh luôn là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 năm học 2009-2010, Tú Anh đỗ với tổng số điểm là 41. Còn tại kỳ thi tuyển sinh vào đại học vừa qua, Tú Anh đỗ vào ngành sư phạm Vật lý của trường đại học Cần Thơ. Trò chuyện cùng tôi, Tú Anh cho biết nếu được học tại Cần Thơ em sẽ xin vào ở khu nội trú của trường để giảm chi phí và sau khi ổn định em sẽ xin phụ giúp ở một quán cơm hay những quán gần trường để có thêm ít tiền trang trải cuộc sống.

Hai tân sinh viên người dân tộc Khmer này đã có nghị lực vươn lên trên khó khăn để đạt kết quả cao trong học tập. Chặng đường phía trước của các em vẫn còn không ít cam go. Cần lắm sự sẻ chia của cộng đồng…
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Em Danh Phil: Nhà số 85, ấp Phước Phong, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Em Lý Thị Tú Anh: Nhà số 128, ấp Phú Bình, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Cả hai em đều học tại trường THPT Phú Tâm,Châu Thành, Sóc Trăng.   

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 
Email: quynhanai@dantri.com.vn

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0451 001 944 487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725


VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331


VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

 

                                                                                     Bài, ảnh:B.D