1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1012:

Hoàn cảnh đáng thương của 2 chị em mắc bệnh tâm thần

(Dân trí) – Ngày ngày bà Liên chỉ biết khóc la, thấy ai đến nhà là chửi. Đêm đến, người dân trong xóm cũng không được yên giấc, bởi những tiếng la hét. Người em gái kế bà cũng bị bệnh tâm thần nặng, suốt ngày lang thang hết đường làng, ngõ xóm để nhặt nhạnh, kiếm ăn.

Đó là hoàn cảnh hết sức đáng thương của 2 chị em bà Nguyễn Thị Liên (SN 1948) và bà Nguyễn Thị Sáu (SN 1957) ở xóm Lăng Chùa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Chúng tôi tìm về xóm nhỏ Lăng Chùa, hỏi thăm nhà hai chị em bà Liên, từ đứa trẻ chập chững biết đi đến người già ai cũng biết.Họ biết đến chị em bà Liên bởi hoàn cảnh oái ăm quá. Có người thương cảm chia sẻ với chúng tôi rằng, tội lắm chú ơi, cả 2 chị em gái đều mắc bệnh tâm thần từ nhỏ. Bà Liên là chị nhưng bị tâm thần nặng và chỉ nằm liệt một chỗ. Bà Sáu (em bà Liên) thì còn đi lại được, bà ấy vẫn thường ra chợ hay đi quanh xóm để xin ăn. Mỗi khi thấy bà ấy đi qua là mấy đứa trẻ cứ lấy đất ném rồi trêu đùa, nghe vậy thì bà ấy chửi lại mấy câu rồi lại đi. Nhìn cảnh tượng ấy mà xót lòng lắm, gặp người lớn ở đó thì còn đỡ chứ không thì bị chúng nó ném đá hoài.   
 
Căn nhà nhỏ của 2 chị em do vợ chồng bà Hương dồn tiền xây cho
Căn nhà nhỏ của 2 chị em do vợ chồng bà Hương dồn tiền xây cho

Tìm đến nhà bà Liên lúc đã quá trưa, căn nhà trống hoác không có một vật dụng gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường cũ kỹ được kê sát nhau cũng là chỗ để 2 chị em bà Liên ngả lưng. Cạnh đó là chiếc bàn thờ đã trở nên lạnh lẽo vì lâu ngày không có ai hương khói. Vừa bước vào sân tôi đã nghe những tiếng chửi rủa từ trong nhà vọng ra, bà Nguyễn Thị Hương (SN 1960, em dâu bà Liên) giải thích: “Không phải chị ấy chửi mình đâu, bình thường chị Liên vẫn chửi rủa suốt ngày như vậy đó chú ơi, tui quen như vậy rồi. Vì nhà ở cạnh nên ngày nào tui cũng nghe rõ mồn một những tiếng la hét, chửi rủa của 2 người chị đến nỗi quá quen thuộc chứ lúc mới về làm dâu tui cũng sợ lắm”.

Trong căn nhà nhỏ luôn rộn ràng tiếng cười nói nhưng chẳng mấy khi có khách nào đến thăm, chỉ có người em dâu và mấy đứa cháu thường xuyên lui tới chăm sóc, hoặc mang cơm đến cho hai người cô bị bệnh nặng. Ở đó có 2 số phận già côi cút thường xuyên la hét, quấy khóc như trẻ lên ba, thỉnh thoảng lại lên tiếng chửi rủa người em và mấy đứa cháu tội nghiệp. Cũng chính vì căn bệnh thần kinh “nửa điên nửa tỉnh” ấy của 2 chị em bà Liên khiến mọi người trong xóm cũng tỏ ra e dè, sợ hãi không dám tiếp xúc. Thế nhưng, ngay trong thâm tâm chúng tôi và những người dân nghèo xóm Lăng Chùa, ai cũng động lòng cảm thương cho một số phận bất hạnh, đau đớn do bệnh tật hành hạ suốt mấy chục năm qua.
 
Bà Sáu dù mắc bệnh nhưng khi bình thường cũng cố gắng thổi lửa và dọn dẹp nhà cửa
Bà Sáu dù mắc bệnh nhưng khi bình thường cũng cố gắng thổi lửa và dọn dẹp nhà cửa

Ngồi tiếp chuyện chúng tôi, bà Hương rơi nước mắt khi kể về số phận cay đắng của 2 người chị bất hạnh: “Bố mẹ chồng tui cưới nhau chưa được bao lâu thì bố tui lên đường nhập ngũ. Sau đó, bố bị địch bắt và tra tấn cho đến chết để lại mẹ chồng một thân một mình nuôi mấy anh em khôn lớn. Thế rồi, chị Liên và cô Sáu bỗng nhiên lại mắc phải căn bệnh thần kinh, suốt ngày chỉ biết la hét, hết khóc xong lại cười. Từ nhỏ chị Liên thường xuyên đau ốm nhưng do không có tiền chữa trị nên tâm lý bị ảnh hưởng rồi dẫn đến tâm thần.

Không lâu sau đó thì mẹ tui vì quá lao lực cũng đổ bệnh rồi mất sớm để lại cho chồng tui là anh Nguyễn Văn Kháng (SN 1955) phải một mình nuôi chị và em bệnh tật. Mấy người chị khác thì đi lấy chồng xa, điều kiện kinh tế lại khó khăn nên cũng không giúp được gì”.
 
Bà Sáu dù mắc bệnh nhưng khi bình thường cũng cố gắng thổi lửa và dọn dẹp nhà cửa
Bữa cơm của hai chị em bà Sáu chỉ có rau với ít nước mắm cho qua bữa, chỉ khi nào bà Liên đưa thức ăn sang cho mới có được bữa ăn ngon

Cũng vì lo cho người chị và em bị bệnh, năm 2010, chồng bà Hương cũng lâm bệnh rồi mất sớm để lại cho bà và mấy người con thay nhau chăm sóc 2 người chị bị bệnh. Khi chồng bà Hương còn sống, hai vợ chồng phải lao động cật lực mới đủ để nuôi sống gia đình và chăm sóc cho 2 chị em bị bệnh tâm thần. Chồng mất, gánh nặng đó lại càng tăng lên gấp bội phần.

Trong suốt buổi trò chuyện bà Liên cứ ngước mắt nhìn ra cửa mà chửi rủa. Một lúc sau, bà Sáu tay xách theo mấy cành cây lê bước từ ngoài sân vào. Bà Hương lên tiếng hỏi: Cô đi đâu từ sáng đến giờ ? Bà Sáu đáp lại nhanh nhảu: Đi chợ. Rồi bà Sáu bước nhanh vào góc bếp, lúi húi nhen lửa nấu nước uống. Mọi người có mặt nhoẻn cười vì trên tay bà chỉ cầm mấy cành củi khô vừa lấy được ngoài đường.
 
Bà Sáu đang chăm sóc con gà cho chóng lớn để bán lấy tiền mua thuốc cho 2 chị em
Bà Sáu đang chăm sóc con gà cho chóng lớn để bán lấy tiền mua thuốc cho 2 chị em

Những lúc thần kinh bình thường, bà Sáu cũng chăm thêm con gà cho chóng lớn để bán lấy tiền mua thuốc cho 2 chị em mỗi khi trở bệnh. Thế nhưng, số tiền ít ỏi đó cũng không đủ bởi hàng tháng tiền mua thuốc cũng mất hết vài trăm nghìn đồng.

Chúng tôi cố tình đợi đến trưa để tận mắt chứng kiến bữa cơm của 2 chị em bà Liên. Sau một hồi lúi húi trong bếp, bà Sáu bưng lên mâm cơm mời và mời khách. Bữa cơm trưa của 2 chị em bà Liên là một chút rau với nước mắm nhưng 2 chị em bà vẫn cố nuốt cho đỡ đói lòng. Thỉnh thoảng có thức ăn gì ngon thì bà Hương lại bưng sang cho 2 chị em. 
 
Cứ đến bữa cơm, nếu bà Hương hoặc con đút thì bà Liên mới chịu ăn
Cứ đến bữa cơm, nếu bà Hương hoặc con đút thì bà Liên mới chịu ăn

Hàng ngày, mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt của chị em bà Liên đều do một tay bà Hương và các con thay nhau chăm sóc. Bữa ăn nào không có bà Hương hoặc con tự tay đút thì bà Liên lại vứt tung tóe ra nhà.

Chia tay hoàn cảnh 2 chị em bà Liên mà chúng tôi cứ canh cánh trong lòng một nỗi niềm: Không biết rồi đây 3 chị em bà Liên sẽ còn chịu đựng nỗi đau ấy đến bao giờ nữa khi tuổi tác cũng đã cao. Thiếu đi bàn tay chăm sóc của người chồng, 3 người đàn bà quá phụ sẽ làm gì để tiếp tục cuộc sống. Để tự trả lời cho câu hỏi của mình chúng tôi cũng chỉ biết cầu mong cho 3 chị em bà Liên vượt qua những khó khăn để đứng vững trong bước đường phía trước.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1012: Bà Nguyễn Thị Hương (em dâu bà Liên), xóm Lăng Chùa, xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

 ĐT:  0165. 867. 7127

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 Đăng Đức – Đặng Lê