1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 466:

“Cháu chỉ muốn có một chiếc xe lăn”

(Dân trí) - Khi còn bé, trong một tai nạn, Lin Văn Liệu, học sinh lớp 6B, Trường THCS bán trú Chiêu Lưu (xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đã vĩnh viễn mất một chân. Bây giờ Liệu mong ước có một chiếc xe lăn để đi học.

Ở vùng đất khó khăn vào dạng nhất nước này - huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An, tỉ lệ học sinh bỏ học còn rất cao thì Lin Văn Liệu vẫn vượt qua sự khắc nghiệt của số phận, hàng ngày cùng bạn bè vượt 7 km đến lớp trên chiếc nạng gỗ. Giờ đã là học sinh lớp 6, cậu mới dám thổ lộ với mọi người: “Cháu mong muốn có một chiếc xe lăn để đi lại đỡ vất vả và học hành được đều đặn hơn”.

Lin Văn Liệu sinh ra trong một gia đình dân tộc Khơ Mú nghèo khó thuộc bản Lưu Tiến (xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) - nơi cách trung tâm xã Chiêu Lưu khoảng 7 km đường núi. Nhưng càng bất hạnh hơn khi mới 3 tuổi, Tiến gặp phải một tai nạn thương tâm và cậu vĩnh viễn mất đi một chân. Thuở còn bé, Tiến chưa hiểu hết nỗi đau mà mình gặp phải. Nhưng càng lớn lên cậu thấy mình không thể chơi những trò đánh khăng, đuổi bắt… như bạn bè cùng trang lứa.

“Khi cháu lên 6 tuổi, nó đã hỏi tôi: Sao con không thể chạy được như các bạn? Sao con chỉ có một chân hả bố? Tôi không trả lời được. Rồi thằng bé chỉ ngồi khóc! Nhưng một lúc sau Liệu lại hỏi tôi. Con có được đi học không?” Ông Lin Văn Tuấn, bố của Liệu tâm sự.
“Cháu chỉ muốn có một chiếc xe lăn” - 1
Cậu học trò nghèo Lin Văn Liệu hằng ngày đi học vẫn trên chiếc nạng gỗ và ước mơ có một chiếc xe lăn.

Rồi thương con, ông Tuấn hàng ngày cõng con đến lớp để Liệu được theo đuổi ước mơ con chữ. Ông trời đã lấy đi của em một chân nhưng lại bù cho Liệu sự sáng dạ, chăm chỉ và chịu khó đến khâm phục. Lên lớp 3, Liệu không còn để người thân cõng đến lớp nữa mà cậu tập đến trường trên cây gậy gỗ.

“Cháu nhớ những ngày đầu tập tễnh đi đau lắm chú ơi! Có lúc đau chảy cả nước mắt. Nhưng thương bố mẹ nên cháu vẫn gắng đi đến lớp”, Liệu tâm sự.

Hơn 5 năm đến trường trên chiếc gậy gỗ, cậu bé “một chân” hoàn thành bậc tiểu học với loại khá nhưng Liệu lại phải đối diện với việc phải nghỉ học vì nhà quá xa trường. Trường THCS bán trú Chiêu Lưu nằm ở trung tâm xã, cách nhà cậu khoảng 7 km đường rừng núi. Trong lúc nhiều bạn trong bản bỏ học để đi rẫy, Liệu vẫn nài nỉ gia đình để tiếp tục theo học.

“Từ đầu năm đến nay, trời mưa hay nắng cháu đều đến lớp rất đầy đủ. Mặc dù nhà rất nghèo và cuộc sống gặp bất hạnh nhưng Liệu lại có ước mơ hoài bão. Cháu tâm sự rằng vẫn muốn học để trở thành thầy giáo”, cô giáo Phùng Thị Trà My, giáo viên Chủ nhiệm lớp 6B, Trường THCS Bán trú Chiêu Lưu cho biết.
 
Trong khi đó, gia đình ông Tuấn quanh năm chỉ làm mấy sào lúa rẫy chưa đến mùa đã hết, nói chi đến tiền mua xe lăn cho con. Ông Tuấn bảo, nó (cháu Liệu) cứ đòi tôi mua cho cái xe lăn để đi, nhưng lấy đâu ra tiền cơ chứ. "Lúa không đủ ăn, nói chi đến tiền hả chú. Nó mong mỏi cái xe lăn từ lâu mà tôi đành bất lực. Nhiều khi nhìn con trên chiếc nạng gỗ đi học tôi thầm nghĩ cho nó nghĩ đỡ vất vả. Nhưng khi nào nói đến chuyện bỏ học nó lại khóc và kiên quyết dù có phải bò bằng tay, có phải đi nạng gỗ cũng phải học hành đến nơi đến chốn...", ông Tuấn nói đoạn vội lau nước mắt.

Liệu vẫn đang hàng ngày vượt khó trên chiếc gậy gỗ đến lớp để thực hiện, ước mơ hoài bão của mình. Thế nhưng khi được hỏi về một điều ước đầu năm mới thì Liệu lại buồn bã tâm sự: “Cháu chỉ muốn có một chiếc xe lăn”. Và ước mơ của cậu bé một chân thật giản dị. Mong rằng qua bài viết này, Liệu sẽ được mọi người chia sẻ, giúp đỡ để em tiếp tục trên con đường học vấn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Ông Lin Văn Tuấn, bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hoặc em Lin Văn Liệu - Trường THCS bán trú Chiêu Lưu, Kỳ Sơn.  

ĐT: 0972.359.419 thầy Lê Hoài Nam

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 
Nguyễn Duy - Viết Lam