Mã số 767:

Bố đau, mẹ khóc, con lại nhoẻn miệng cười

(Dân trí)-Vượt con đường rừng xa xôi lên bệnh viện chăm chồng đau nhưng người phụ nữ dân tộc ấy phải mang theo đứa con bệnh bởi ở nhà không có ai trông. Đói nghèo không có tiền ăn, chị còn đang phải đối mặt với số tiền 60 triệu đồng cho ca mổ sắp tới của chồng.

Vào khoa vật lí trị liệu – phục hồi chức năng của Bệnh viện 103 (Hà Nội), chúng tôi hỏi thăm đôi vợ chồng người dân tộc Thái là anh Lô Văn Dũng và chị Vi Thị Huệ, ai cũng biết. Hầu hết các bệnh nhân ở đây khi được hỏi đến cặp vợ chồng này đều lắc đầu thương cảm chia sẻ “Nhà cô chú ấy khổ quá, đến cái ăn cũng không có nên mọi người toàn phải sẻ cơm cho ăn. Chồng bệnh nằm đó, vợ đi chăm chồng lại phải đèo bòng thêm đứa con bại não không thể tự đi lại hay làm gì được nên cô ấy lúc nào cũng tất tả nhìn tội lắm”

Gặp chị khi đang sấp ngửa cắp vội đứa con bên sườn để đi xin cơm cho chồng ăn, gương mặt đen sạm khắc khổ lúc nào cũng như trực khóc, chị cho biết : “Cơm chồng ăn là bệnh viện cho, còn cháo cho con thì các cô ở dưới căng tin cho”. Tôi hỏi “Thế chị ăn gì?” thì chị chỉ cúi đầu rồi ngần ngại nói “Của mọi người cho cô ạ”. Rồi chị vội vàng đặt đứa trẻ lên giường nhưng một tay vừa giữ con, một tay bón cơm cho chồng. Nhìn cảnh đi viện “đặc biệt” của người phụ nữ dân tộc khốn khổ này ai cũng thương cảm và xót xa cho hoàn cảnh và số phận của chị.

Không có ai trông nên đi viện chăm chồng chị mang theo cả đứa con lên 5 bị bại não

Không có ai trông nên đi viện chăm chồng chị mang theo cả đứa con lên 5 bị bại não

Cả hai vợ chồng là người dân tộc Thái, lấy nhau rồi cần mẫn lam làm công việc đồng áng hay lên rừng kiếm củi. Rồi lần lượt 3 đứa con ra đời trong nỗi lo lắng cái ăn cái mặc hàng ngày nhưng ngập tràn niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng nghèo. Nhưng : “Con người ta thì cười nói bình thường, còn con tôi thì không đi lại được, đứa nào chân tay cũng co quắp lại và suốt ngày chỉ nằm cười” – chị Huệ sụt sùi khi nhắc đến các con của mình.

Nằm trên giường bệnh, anh Dũng tuy còn yếu nhưng vẫn gắng nắm chặt tay vợ để an ủi, động viên. Đã bao nhiêu lần anh thấy vợ khóc khi đưa con đi khám, bác sĩ kết luận “các cháu bị chứng bại não”, anh cũng đau như bị ai cắt từng khúc ruột. Con cái bệnh đã thế, năm 2007 đứa đầu là Lô Văn Tuấn (lúc đó 10 tuổi) đã mãi mãi ra đi không ở lại với anh chị nữa. Hai em tiếp là Lô Thị Anh (sinh năm 2000) và Lô Thị Phúc (sinh năm 2007) đều trong trạng thái co quắp và không thể tự phục vụ sinh hoạt cá nhân bình thường.

Bị thoát vị đĩa đệm nên anh Dũng khong thể đi lại bình thường được

Bị thoát vị đĩa đệm nên anh Dũng khong thể đi lại bình thường được

Những ngày đi viện, ở nhà chị chỉ dám mượn người trông giúp cháu Anh, còn bé Phúc không có cách nào khác phải bế đi theo cùng bố. Bên chồng đau, bên con bệnh tật chị chỉ biết tủi thân ngồi khóc, nhất là bất lực không nghĩ ra làm cách nào cứu chồng. Cũng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Dũng phải thường xuyên đi vác gỗ thuê cho người ta nên mới ra nông nỗi này.
 
Trao đổi với bác sĩ Phan Kim Toàn (Khoa vật lí trị liệu – phục hồi chức năng) chúng tôi được biết anh Dũng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên rất đau đớn và gần như không thể tự đi lại được. Có hai điều khiến bác sĩ phân vân và thấy khó khăn đó là do trước đây anh đã bị thủng lỗ dạ dày nên không thể dùng thuốc mạnh cho anh được, tiếp nữa đó là ca mổ sắp tới với chi phí lên đến 60 triệu đồng mà gia đình thì hoàn toàn không có khả năng chi trả.

Số tiền cho ca mổ cần 60 triệu đồng, chị tính sẽ cho chồng về vì không lo nổi

Số tiền cho ca mổ cần 60 triệu đồng, chị tính sẽ cho chồng về vì không lo nổi

Biết số tiền cho ca mổ của chồng, chị Huệ cứ ôm con mà đứng ngồi không yên. Ở nhà có tài sản duy nhất là con nghé chị đã bán lâu rồi nhưng cũng có được đáng là bao. Lần này lên viện trong túi cũng không có lấy 1 đồng, chị hoàn toàn bất lực không biết lấy gì để bấu víu vào. Mọi người trong phòng ai cũng thương và động viên chị nhưng còn số tiền “khổng lồ” ấy một mình chị phải gánh. Ôm chặt đứa trẻ đang nhoẻn miệng cười, chị khóc lặng đi mà nghĩ đến cảnh ngày mai sẽ đưa chồng về không mổ nữa…
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 767: Anh Lô Văn Dũng và chị Vi Thị Huệ (xóm Bản Cù, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An)

ĐT: 01633.445.831

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

Phạm Oanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm