Vì sao so sánh giá lại đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử
Bạn với danh nghĩa một nhà bán lẻ trực tuyến đang tìm hiểu về một kênh mua bán với tiềm năng khẳng định thương hiệu kèm theo tăng cường doanh thu của bạn. Công cụ so sánh giá mua sắm chính là điều bạn đang tìm kiếm.
Công cụ so sánh giá mua sắm với tên đầy đủ Compare Search Engine (CSE) là một hệ thống website làm nhiệm vụ thống kê tất cả các thông tin liên quan tới sản phẩm nhằm mục đích phục vụ cả người bán và người mua. So với hình thức quảng cáo thông thường mà doanh nghiệp hay sử dụng, CSE mang lại hiệu quả không tưởng.
CSE mang lại điều gì?
Đầu tiên nói đến chi phí, doanh nghiệp hầu như không phải bỏ bất cứ một khoản đầu tư nào. Về cơ bản tất cả các CSE đều có chức năng thu phí dựa trên mô hình "trả tiền mỗi click" viết tắt là CPC. Giá CPC cũng dao động tùy mức độ hot của sản phẩm, mức độ cạnh tranh, hay thứ hạng của website...và thực hiện tính phí khi người mua hàng click vào đường link dẫn tới website bán hàng. Nói như vậy, doanh nghiệp chỉ phải trả 1 khoản phí rất nhỏ để đổi lấy một khách hàng tiềm năng thay vì khoản phí khổng lồ đến từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông - mà chưa chắc thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
Tiếp theo cần phải đề cập đến sự tiếp cận nhanh chóng của người tiêu dùng tới các sản phẩm mà họ quan tâm thông qua CSE. Thật vậy, CSE là một kênh thông tin, một công cụ so sánh giá đắc lực hỗ trợ người tiêu dùng thấy được toàn bộ thị trường, cụ thể đâu là sản phẩm họ muốn mua, đâu là nơi họ cần tới để mua rẻ nhất và với giá là bao nhiêu.
CSE không chỉ còn là sự lựa chọn, mà đang dần trở nên một hình thức không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trên con đường thành công của mình.
Bắt đầu cùng CSE thế nào?
Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh cùng một công cụ so sánh giá, bước đầu tiên hãy ngồi đánh giá lại nguồn lực kinh tế đang sở hữu. Tuy nhiên không phải tất cả doanh nghiệp đều thích hợp với hình thức này. Đa số họ bận rộn đến mức không có thời gian để quản lý, lập chiến lược kinh doanh cùng CSE - vốn yêu cầu sự nhạy bén, cũng như thay đổi không ngừng cùng thị trường. Thêm vào đó, bên bán cũng cần có một số lượng sản phẩm nhất định được niêm yết trên các website so sánh giá.
Để bắt đầu một chiến lược kinh doanh cùng CSE, doanh nghiệp cần chú ý một vài điều dưới đây:
1. Đánh giá ngân sách của mình: Liệu bạn có thể phân bố khoảng 2000-3000$ một tháng cho CPC? Mới đầu có thể các doanh nghiệp sẽ cảm thấy khoản phí CPC bỏ ra khá thấp do chưa có được lưu lượng người dùng ổn định. Nhưng với mức giá cạnh tranh do bạn đặt ra, hãy chuẩn bị đón chờ hàng ngàn, chục ngàn lượng khách hàng được dẫn về website của mình. Chi phí CPC khi đó cũng tăng lên chóng mặt, và bạn cần phải có một chiến lược cân bằng giá kịp thời.
2. Dành thời gian để quản lý: Có thể coi việc quản lý chiến lược kinh doanh cùng CSE giống như việc trông em bé vậy. Bạn sẽ phải nuôi dưỡng, chăm sóc nó mọi lúc mọi nơi, nhưng khi đứa bé lớn lên, nó sẽ mang lại cho bạn những thành quả bền vững, lâu dài. Bạn càng sát sao, tỉ mỉ, với công việc quản lý giá sản phẩm bao nhiêu, thì chiến lược của bạn càng sớm thu được lợi nhuận và sớm thành công bấy nhiêu.
3. Phân bổ nguồn nhân lực: Đối với những doanh nghiệp không thể dành trọn thời gian để quản lý chiến dịch cần có sự phân bổ nhân lực hợp lý để liên tục theo dõi được thị trường. Trong các trường hợp đó sự mẫn cán của nhân viên có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả mà chiến dịch mang lại.
CSE là một hình thức thương mại đa kênh
Một trong những tính năng tuyệt vời về các công cụ so sánh giá đó là nó không giới hạn doanh nghiệp giống như chỉ được lái chiếc xe của mình vậy. Các bên bán hàng hoàn toàn có thể chọn 1 hoặc sử dụng tới 7, 8 CSE nổi tiếng trên thế giới như Google Shopping, PriceGrabber, Shopzilla, ... để đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.
Sau khi đã đánh giá sự tương thích mỗi sản phẩm của bạn với từng CSE, bước tiếp theo là thiết lập một tài khoản ngân hàng phục vụ cho mục đích thương mại rồi bắt đầu liên hệ với các website so sánh giá để tìm hiểu chi tiết về hình thức đăng ký sản phầm.
Các thành phần chính của chiến dịch
1. Cung cấp dữ liệu: Sau khi đăng ký thành công tài khoản giao dịch, bạn cần phải thường xuyên gửi giá chính xác của sản phẩm, văn bản xml, cùng các thông tin liên quan. Mỗi CSE cũng yêu cầu một lượng thông tin khác nhau về sản phẩm.
2. Quản lý đấu thầu: Quản lý hồ sơ quá trình đấu thầu là một phần thiết yếu của chiến dịch CSE, và quá trình này cần được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Nhà đầu tư cần có một chiến lược hợp lý, cũng như kịp thời để cải thiện vị trí sản phẩm của mình trên bảng xếp hạng tổng mới có cơ hội giành được sự chú ý của khách hàng.
3. Tối ưu hóa trang web: CSE chỉ hỗ trợ dẫn khách hàng về website bán hàng. Tức là mọi thao tác mua hàng vẫn sẽ thực hiện trên trang web của bạn. Do đó doanh nghiệp cần đảm bảo rằng website của mình được tối ưu các chức năng mua hàng, hỗ trợ chuyển đổi, giỏ hàng. Mặc dù có được thứ hạng tốt trên CSE nhưng nếu các tính năng nói trên tại website của bạn gặp vấn đề, hay xảy ra sai sót trong tính toán dù là nhỏ nhất cũng dễ dàng dẫn tới mất đi uy tín đối với rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Đảm bảo cho thành công dài hạn
Giống như mọi quá trình khác, chiến lược CSE nhắm tới sự thành công lâu dài. Doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu như chỉ nhìn thấy những cái lợi trước mắt mà bỏ qua một hệ thống tương tác hoàn hảo giữa bên bán và bên mua. Hoặc đơn giản rằng họ không đủ nguồn lực kinh tế, hay không có chất lượng chuyên môn, thời gian để đầu tư phân tích. Tổng kết lại, CSE có thể không quyết định sự thành công cho bất cứ doanh nghiệp nào, nhưng chắc chắn nó đã, đang, và sẽ là một trợ thủ đắc lực nếu như doanh nghiệp nào có được sự đầu tư, và quyết tâm đúng mực trên con đường kinh doanh của mình.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu thêm về công cụ so sánh giá trên website websosanh.vn |