1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

“Doanh nghiệp OTT coi nhà mạng như đại lý”

Vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết giữa nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT...

“Doanh nghiệp OTT coi nhà mạng như đại lý”
Cục trưởng Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, chắc chắn không có chuyện dùng chính sách để ngăn cấm, ngăn cản OTT phát triển.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã khuyến khích hợp tác, các nhà mạng viễn thông đã nhắc đến viễn cảnh bắt tay với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên Internet (OTT) để mang đến lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Song cho đến nay, vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết.

Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một nhà mạng viễn thông cho biết, đơn vị của ông đã trao đổi với hầu hết các doanh nghiệp cung cấp OTT trên thị trường để bàn về phương thức hợp tác. Tuy nhiên, theo ông, các doanh nghiệp OTT đều muốn tiếp tục duy trì miễn phí tin nhắn, cũng như đề xuất chỉ thu phí đối với những ứng dụng/nội dung được bán trên tin nhắn. Đôi bên sẽ ăn chia trên phần doanh thu này.

“Với hơi hướng hợp tác trên, các doanh nghiệp OTT đã coi nhà mạng như một kênh bán hàng, một đại lý”, ông nói.

Vì thế, vị này cho rằng, hợp tác giữa nhà mạng và doanh nghiệp OTT phải thật sự “win - win”, và cần phải có “động tác khác”, chứ không chỉ như kỳ vọng của doanh nghiệp OTT.

Và ông nhấn mạnh, nếu Bộ Thông tin và Truyền thông coi OTT là một dịch vụ viễn thông, thì cần sớm có chính sách, văn bản hướng dẫn để quản lý đối với các dịch vụ này.

Về phía các cơ quan quản lý, hôm 31/10 vừa qua, Bộ rrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ký Chỉ thị số 75/BTTTT về việc tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế.

Trong chỉ thị trên, có một nội dung đáng chú ý, đó là chỉ đạo Cục Viễn thông nghiên cứu tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ OTT để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm “giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung, dịch vụ viễn thông quốc tế nói riêng” trên cơ sở bảo đảm quyền lợi người sử dụng dịch vụ, hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.

Theo Bộ, các doanh nghiệp viễn thông cần chủ động nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT.

Ngoài ra, nhà mạng cũng cần xem xét và đề xuất với Cục Viễn thông giá cước dịch vụ truy nhập Internet trên di động và các gói cước áp dụng với dịch vụ OTT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông nói, quan điểm của Bộ là ủng hộ doanh nghiệp đôi bên đàm phán để tạo ra các phương thức hợp tác hợp lý nhất.

“Tất nhiên, nếu “ông” nào cũng chỉ nghĩ đến mình thôi, thì rất khó”, ông Hải nói.

Cục trưởng Hải cũng tiếp tục khẳng định, OTT là dịch vụ công nghệ tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, nên chắc chắn không có chuyện dùng chính sách để ngăn cấm, ngăn cản OTT phát triển.

Theo Thủy Diệu

VnEconomy