Vi khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ung thư vú

Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Ung thư Johns Hopkins - Mỹ, một loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột kết, có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm đại tràng và ung thư ruột kết.

Vi khuẩn được tìm thấy trong nhiều cơ quan của cơ thể và có các vai trò khác nhau đối với hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, mũi và da... Tuy nhiên, trong các cơ quan khác như mô vú vẫn luôn được coi là vô trùng.

Trong một loạt các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng Bacteroides fragilis (vi khuẩn kỵ khí gram âm) gây độc tố trong đường ruột (ETBF) khi xuất hiện trong đường ruột hoặc ống vú ở chuột thí nghiệm, gây ra sự phát triển và tiến triển di căn của các tế bào khối u. Trong vòng ba tuần, mô tuyến vú của chuột có những thay đổi xuất hiện trong tăng sản ống dẫn trứng (một tình trạng tiền ung thư). 

Tiến hành tiêm trực tiếp vi khuẩn ETBF vào núm vú của chuột sau thời gian 2 đến 3 tuần, kết quả cho thấy: Các triệu chứng giống như tăng sản này cũng xuất hiện trong núm vú của chuột và các tế bào tiếp xúc với chất độc này luôn biểu hiện sự tiến triển của khối u nhanh hơn và phát triển các khối u hung hãn hơn các tế bào không tiếp xúc với chất độc. Các tế bào vú tiếp xúc với chất độc này trong 72 giờ vẫn ghi nhớ chất độc và bắt đầu phát triển ung thư cũng như hình thành các tổn thương di căn trên các mô khác nhau. Điều này cho thấy, sự tham gia của ETBF có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ung thư vú.

Vi khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ung thư vú - 1

Dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu các kết quả nghiên cứu trên người đã được công bố và so sánh thành phần vi sinh vật giữa các khối u vú lành tính, ác tính và dịch hút núm vú của những người sống sót sau ung thư vú và những người tình nguyện khỏe mạnh. Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, Bacteroides fragilis có mặt trong tất cả các mẫu mô vú cũng như dịch núm vú của những người sống sót sau ung thư.

Như vậy, ngoài các yếu tố có nguy cơ gây ung thư vú phổ biến như tuổi tác, thay đổi di truyền, xạ trị và tiền sử gia đình, hệ vi sinh vật cũng có khả năng làm xáo trộn hoặc tạo ra độc tố có khả năng gây ra nguy cơ ung thư cao.

Vì vậy, việc duy trì một hệ vi sinh vật khỏe mạnh, bao gồm ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục đều đặn, và duy trì chỉ số khối cơ thể ở mức cho phép là rất quan trọng, góp phần phòng ngừa phát triển bệnh.