1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tranh cãi về kỹ thuật cấy ghép tử cung

Chín phụ nữ ở Thụy Điển đã nhận thành công tử cung cấy ghép tặng từ người thân trong một quy trình thử nghiệm đã làm dấy lên một số vấn đề đạo đức.

Tranh cãi về kỹ thuật cấy ghép tử cung
Trong ngày 4 tháng 4 năm 2012, hình ảnh được cung cấp bởi Đại học Goteborg Thụy Điển, nhóm nghiên cứu của Thụy Điển thực hành trước các hoạt động cấy ghép tử cung tại Bệnh viện Sahlgrenska ở Goteborg, Thụy Điển.

“Chúng tôi không có giáo trình để tham khảo”

Những người phụ nữ được sinh ra mà không có tử cung hoặc họ đã cắt bỏ vì ung thư cổ tử cung. Hầu hết họ đều trong độ tuổi 30 và là một phần của cuộc thử nghiệm quan trọng đầu tiên để kiểm tra tính khả thi trong cấy ghép tử cung vào phụ nữ để họ có thể sinh con.

Ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Thụy Điển, cấm mang thai hộ.

Sự cấy ghép các cơ quan như tim, gan và thận đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ và các bác sĩ đang gia tăng việc cấy ghép tay, khuôn mặt và các bộ phận khác của cơ thể để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân . Cấy ghép tử cung - những ca đầu tiên với ý định chỉ là tạm thời, chỉ cần cho việc sinh sản - thúc đẩy lĩnh vực này xa hơn và nâng cao một số quan tâm mới.

Trước đây đã có hai ca phẫu thuật cấy ghép tử cung tại Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia nhưng người bệnh không thể sinh con được. Các nhà khoa học tại Anh, Hungary và nhiều nơi khác cũng đã có kế hoạch tương tự nhưng những nỗ lực tại Thụy Điển là thành công nhất.

“Đây là một loại phẫu thuật mới”, bác sĩ Mats Brannstrom phát biểu với The Associated Press trong một cuộc phỏng vấn từ Goteborg ( Thụy Điển), “Chúng tôi không có giáo trình để tham khảo”.

Vấn nạn đạo đức

Một số chuyên gia đã dấy lên mối quan tâm về vấn đề đạo đức khi sử dụng những người hiến tặng còn sống cho một quy trình thử nghiệm thuần túy chứ không phải để cứu sống bệnh nhân.

Nhưng John Harris, một chuyên gia nghiên cứu về sự lựa chọn đạo đức và luân lý trong y học và trong trị liệu tại Đại học Manchester (Anh ), nói không có vấn đề gì, miễn là người hiến tặng được thông báo đầy đủ.

Ông cho biết hiến tặng thận không nhất thiết để cứu sống người khác và việc hiến tặng này đang được đẩy mạnh rộng rãi.

“Chạy thận bằng máy cũng được nhưng chúng tôi chấp nhận và thậm chí khuyến khích mọi người chấp nhận rủi ro để tặng một quả thận cho người bệnh”, ông nói.

Brannstrom cho biết 9 người nhận tử cung có tình trạng tiến triển tốt. Nhiều người đã có khoảng thời gian sáu tuần sau khi cấy ghép, một dấu hiệu đầu tiên rằng các tử cung mới đều khỏe mạnh và có chức năng tốt.

Một phụ nữ bị nhiễm trùng tử cung sau khi khi ghép, những người khác có đào thải nhỏ, nhưng không ai trong số những người nhận hoặc người hiến tặng cần chăm sóc chuyên sâu sau khi phẫu thuật, Brannstrom nói. Tất cả rời bệnh viện trong ngày.

Không ai trong số các phụ nữ đã tặng hoặc được nhận tử cung được nêu danh tính. Các cấy ghép bắt đầu vào tháng 9/2012 và người hiến tặng bao gồm những phụ nữ đã làm mẹ, và một số thân nhân hiến tặng cho người nhận.

Cháy lên hy vọng cho người hiếm muộn

Kỹ thuật cấy ghép này không nối tử cung của người bệnh với ống dẫn trứng nên không thể thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, những người nhận tử cung đều có buồng trứng riêng, có thể tạo ra trứng. Trước ca phẫu thuật, trứng của những người này đã được lấy ra để tạo phôi trong ống nghiệm.

Sau đó, các phôi này sẽ được làm đông lạnh và dự kiến sau phẫu thuật vài tháng, các bác sỹ sẽ đưa phôi vào tử cung mới được cấy ghép, cho phép những người này có thể mang thai sinh học.

Những ca cấy ghép này đã làm cháy lên hy vọng của phụ nữ không thể có con bởi vì họ bị mất tử cung, bị ung thư hoặc đã được sinh ra mà không có tử cung.

Câu chuyện về Lise Gimre, cô gái trong 4.500 cô gái được sinh ra với hội chứng được gọi là MRKH (không có tử cung bẩm sinh).

Lise Gimre, 35 tuổi, bẩm sinh không có tử cung, cho biết cô nghĩ rằng nhiều phụ nữ MRKH sẽ quan tâm nếu phẫu thuật cấy ghép tử cung được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Gimre điều hành một tổ chức cho phụ nữ bị hội chứng MRKH tại Na Uy.

"Nếu kỹ thuật ghép tử cung khả thi khi tôi còn trẻ, chắc chắn tôi đã quan tâm”, cô nói. Gimre - người có hai con nuôi – cho biết đó là sự lựa chọn duy nhất cho phụ nữ như cô. Hiện tại, cô muốn có con sinh học thì phải thông qua người mang thai hộ, và đó là điều bất hợp pháp ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Na Uy và Thụy Điển.

Các em bé có khỏe mạnh không?

Các chuyên gia ca ngợi dự án đầy ý nghĩa nhưng nhấn mạnh việc chưa biết liệu việc cấy ghép tử cung sẽ tạo ra được các em bé khỏe mạnh hay không.

Kỹ thuật được sử dụng ở Thụy Điển, bằng cách sử dụng những người hiến tặng còn sống, gây một chút tranh cãi. Ở Anh, bác sĩ cũng lập kế hoạch để thực hiện cấy ghép tử cung, nhưng chỉ sử dụng tử cung từ những người sắp chết hoặc đã chết.

Đó cũng là trường hợp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố bệnh nhân của họ đã mang thai nhưng thất bại sau hai tháng. Mats đã làm một điều gì đó tuyệt vời và chúng tôi hoàn toàn hiểu lý do tại sao ông lại đi theo con đường này, nhưng chúng tôi thận trọng với cách tiếp cận đó", bác sĩ Richard Smith, người đứng đầu tổ chức từ thiện Vương quốc Anh nói.

Ông nói loại bỏ một tử cung việc hiến tặng cho giống như một thủ thuật cơ bản nhưng nó đòi hỏi nhiều hơn các đoạn mạch máu xung quanh để đảm bảo đầy đủ lưu lượng máu, do đó tăng nguy cơ biến chứng cho người hiến tặng.

Smith cho biết giới chức Anh không xem xét vấn đề đạo đức khi người ta hiến tặng phần cơ thể cho hoạt động không dùng để cứu sống người khác.

Smith cho biết câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để tử cung mới mang thai. "Mối quan tâm chính đối với tôi là liệu các em bé sẽ nhận được đủ dinh dưỡng từ nhau thai và lưu lượng máu đủ tốt hay không", ông nói.

Tất cả những người phụ nữ đã nhận cấy ghép tử cung sẽ cần phải uống thuốc chống đào thải, nhưng Smith cho biết các tài liệu từ những phụ nữ đã được cấy ghép thận không muốn em bé của họ bị gia tăng nguy cơ bất kỳ nào từ các loại thuốc.

Brannstrom cho biết bằng cách sử dụng người hiến tặng còn sống cho phép họ đảm bảo chức năng của tử cung hiến tặng và không nó không nhiễm HPV (gây ung thư tử cung).

Các bác sĩ tại Saudi Arabia đã thực hiện cấy ghép tử cung đầu tiên vào năm 2000, bằng cách sử dụng một người hiến tặng sống, nhưng nó bị đào thải sau ba tháng vì một cục máu đông.

Brannstrom cho biết ông và đồng nghiệp của ông hy vọng sẽ bắt đầu chuyển phôi vào một số bệnh nhân của họ ngay sau đó, có thể trong vòng vài tháng. Các nhà nghiên cứu Thụy Điển và những người khác trước đây có báo cáo thành công về cấy ghép tử cung ở động vật bao gồm cả chuột, cừu và khỉ đầu chó, nhưng các loại động vật có vú này đã không thể sinh sản.

Các chuyên gia nói rằng nếu các phẫu thuật thành công, cấy ghép tử cung có thể là một giải pháp thay thế cho những phụ nữ hiếm muộn.

"Những gì còn lại có thể xem xét đây là một lựa chọn khả thi hay nếu điều này diễn ra sẽ bị hạn chế để nghiên cứu và giới hạn thử nghiệm", bác sĩ Yacoub Khalaf, giám đốc của Assisted Conception tại bệnh viện Guy's và St Thomas' ở London, người đã không có mối liên hệ nào với bất kỳ dự án cấy ghép tử cung.

Brannstrom cảnh báo các cấy ghép có thể không dẫn đến kết quả sinh sản nhưng vẫn giữ lạc quan.

"Đây là một đề tài nghiên cứu," ông nói. "Nó có thể dẫn đến việc phụ nữ mang thai và sinh con, nhưng không có bảo đảm... những gì chắc chắn là các bác sĩ đang đóng góp cho khoa học.

Theo Thanh Ngân

AP/Một thế giới