1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tình trạng lây nhiễm sởi trong bệnh viện ở mức rất báo động!

(Dân trí) - Ngày 17/4, khoa Truyền nhiễmBV Nhi Trung ương tiếp nhận số ca mắc mới từ khoa khác chuyển sang là 33 (do lây nhiễm trong bệnh viện) trong tổng số 38 ca mắc sởi tiếp nhận. Tại khoa Truyền nhiễm hiện đang có đến 20 trường hợp đang thở máy còn rất nguy kịch.

Đa số ca sởi nặng là bệnh nhi ở các khoa khác bị nhiễm chéo
Đa số ca sởi nặng là bệnh nhi ở các khoa khác bị nhiễm chéo
Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình bệnh sởi và các hoạt động phòng chống sởi.
Theo đó, cả nước đã có trên 8.500 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó trên 3 nghìn trường hợp dương tính sởi. 76% trẻ mắc là dưới 10 tuổi, hầu hết ca mắc sởi không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm vắc xin. Hà Nội (có trên 1.000 ca mắc) và TP Hồ Chí Minh (500 ca) là địa phương có số ca mắc sởi cao nhất trong cả nước. Số tử vong ghi nhận 112 ca,  chủ yếu tại miền Bắc, trong đó trẻ tử vong do sởi tại Hà Nội chiếm khoảng 50%.

Đáng chú ý, tình trạng lây nhiễm sởi trong bệnh viện ở mức rất báo động. Riêng ngày 17/4, tại khoa Truyền nhiễm của BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận số ca mắc mới từ khoa khác chuyển sang là 33 (do lây nhiễm trong bệnh viện) trong tổng số 38 ca mắc sởi. Như vậy chỉ có 5 ca mắc mới được chuyển đến viện. Ngoài ra, trong tổng số bệnh nhi đang điều trị tại đây, có đến 20 trường hợp đang thở máy còn rất nguy kịch.

Tại BV Bạch Mai, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 49 trường hợp và bệnh nhân sởi biến chứng tiếp tục tăng lên. Trong ngày 17/4 tiếp nhận thêm 4 trường hợp mắc sởi, trong đó có 9 ca biến chứng nặng và 4 phải thở máy nguy kịch, trong đó có em bé mới chỉ 2 tháng tuổi.
Cũng theo báo cáo này, trong ngày 17/4, Bệnh viện Nhi trung ương đã có them 2 bệnh nhi sởi nặng xin về. Như vậy số tử vong tại riêng bệnh viện này đã lên tới 107 trường hợp và số tử vong ở các cơ sở y tế đã thống kê được là 116 trường hợp.
Bộ Y tế cũng nhận định thời gian tới, số trường hợp sởi nặng và tử vong sẽ tiếp tục gia tăng do nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ, diễn biến nặng đang phải điều trị trong thời gian dài. Do quá tải bệnh viện nên kiểm soát tình trạng lây nhiễm khó khăn.
Trên thực tế, sau một ngày “vi hành” tại BV Nhi Trung ương tận mắt chứng kiến tình trạng bệnh nhi mắc sởi nặng nằm viện điều trị tại bệnh viện này, người đứng đầu ngành y tế kêu gọi các bệnh viện Hà Nội “chia lửa” để giảm tình trạng quá tải. Thế nhưng, các bệnh viện của Hà Nội cũng đang “ngập” trong bệnh nhân sởi, con số bệnh nhi mắc trên báo cáo đang giảm nhiệt, nhưng thực tế tại các bệnh viện đang trong tình trạng “vỡ trận” bệnh nhân sởi. Cụ thể, tại BV Xanh Pôn, 40 giường bệnh nhưng có những thời điểm phải gánh 130 trẻ mắc sởi của Hà Nội. Phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi, trong đó có cả những trẻ mới 1 tháng tuổi. Riêng trong ngày 17/4, con số bệnh nhân điều trị vì biến chứng sởi tại đây cũng lên tới 98 trường hợp.
Lấy máu cuống rốn nghiên cứu miễn dịch nền của trẻ nhỏ
 
Liên quan đến nhiều ca mắc sởi là bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm phòng, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện Bộ Y tế đã giao Viện Vệ sinh dịch Tễ Trung ương thực hiện nghiên cứu miễn dịch nền của trẻ em. Theo đó, hiện Viện Vệ sinh dịch tễ đã phối hợp với BV Phụ sản Trung ương lấy máu cuống rốn của trẻ sơ sinh trong cộng đồng để tiến hành nghiên cứu về miễn dịch nền của trẻ em. Khi có kết quả nghiên cứu miễn dịch của trẻ ngoài cộng đồng thì mới có thể đưa ra đánh giá về tỷ lệ nhiễm sởi ở đối tượng dưới 9 tháng tuổi là cao hay thấp, chứ không thể dựa vào thống kê bệnh nhi ở độ tuổi này tại bệnh viện.

 

Còn hiện tại, tiêm chủng vắc xin sởi vẫn khuyến cáo như Tổ chức Y tế thế giới đưa ra, đó là thực hiện tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Tiêm đủ 2 mũi, miễn dịch đạt được khoảng 95%.

Tú Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm