Rối loạn tiêu hóa và những hệ lụy khôn lường

Rối loạn tiêu hóa gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải, thậm chí dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe. Hầu hết chứng rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được nếu thực sự được quan tâm đúng mức.

Rối loạn tiêu hóa: Bệnh từ nhiều nguyên nhân

Theo các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu lành mạnh. Nếu thường xuyên áp dụng chế độ ăn chứa quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột sẽ gây ra đầy hơi, khó tiêu do hiện tượng lên men tăng cao. Hoặc trong quá trình ăn uống nếu thường xuyên ăn đồ lạnh, đồ chua – cay, uống quá nhiều loại đồ uống có chất kích thích, ăn quá nhanh hoặc quá no, ăn thực phẩm không hợp vệ sinh… đều khiến cho hệ tiêu hóa “nổi loạn”.

Nguyên nhân tiếp theo khiến cơ thể gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa là do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh. Trong một số trường hợp, khi bị bệnh, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị, thuốc kháng sinh… Và trong quá trình đó nếu người bệnh sử dụng thuốc không đúng cách, không theo dõi những ảnh hưởng của thuốc đến cơ thể… thì rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá.

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người phải sống trong môi trường áp lực, bận rộn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc sắp xếp thời gian cố định cho bữa ăn, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó việc lắng, suy nghĩ gây áp lực lên hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm đại tràng co thắt… cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hoá.

Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Những hệ lụy của rối loạn tiêu hóa

Hậu quả thường gặp nhất do rối loạn tiêu hóa gây ra là tình trạng kém hấp thu và suy nhược cơ thể do thiếu dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa làm giảm đáng kể tỷ lệ lợi khuẩn có trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính…

Nguy hiểm hơn, rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ khiến người bệnh mất nước, mất chất điện giải dẫn tới nguy cơ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.

Ngoài ra, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống, cơ thể không đủ lực, trí óc không tập trung khiến ảnh hưởng tới công việc, học tập và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Khi hệ miễn dịch
bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống.
Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống.

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên đặc biệt để ý đến chế độ ăn uống của mình. Cần tuyệt đối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không ăn các loại thức ăn nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không hợp vệ sinh. Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận... Cần loại bỏ những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ ra khỏi chế độ ăn.

Hạn chế uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có gas. Nên tránh ăn những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn....

Cần ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm... để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục thể thao điều độ và khoa học cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Vì khi luyện tập sẽ giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.

Rửa tay sạch sẽ
để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa.
Rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa.

Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh. Luôn chú ý giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, bụi bẩn...


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm