Phương pháp điều trị ung thư trực tràng

(Dân trí) - "Ung thư trực tràng và đại trực tràng có tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao nếu phát hiện sớm", Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh với 25 năm kinh nghiệm phẫu thuật, điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho biết.

Dấu hiệu khó nhận biết

Ung thư đại trực tràng nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có đến 4 triệu người mắc bệnh đại tràng mãn tính, cao gấp 4 lần mức trung bình toàn cầu. Bệnh viện K từng ghi nhận một gia đình 8 người ở Tuyên Quang và gia đình 7 người ở Hải Dương đều bị ung thư đại trực tràng.

Tuy nhiên, ung thư không có nghĩa là án tử, nếu phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng có tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Tỉ lệ sống 5 năm cho bệnh nhân ung thư tại chỗ (không có bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ăn lan ra khỏi đại trực tràng: giai đoạn I, IIA và IIB) của đại tràng và trực tràng lần lượt là 90%, 89%; xâm lấn vùng (ung thư ăn lan ra khỏi thành đại trực tràng tới cấu trúc lân cận hoặc di căn hạch: giai đoạn IIC, III) là 71% và 70%; di căn xa (gan, phổi, hạch ở xa: giai đoạn IV) là 14% và 15%. Gộp tất cả các giai đoạn, tỉ lệ sống 5 năm của ung thư đại tràng và trực tràng lần lượt là 64% và 67%.

Phương pháp điều trị ung thư trực tràng - 1
Các giai đoạn diễn tiến của ung thư đại trực tràng

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM, ung thư đại trực tràng giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn sau, các triệu chứng có thể gặp như thay đổi thói quen đi cầu, táo bón, tiêu chảy, cảm giác đi không hết phân, máu trong phân, phân dẹt, cảm giác khó chịu ở bụng như chướng bụng, đầy hơi, quặn bụng … sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt không giải thích được. Tuy nhiên, những thay đổi này có thể gây ra bởi những bệnh lý nội khoa, đặc biệt là thói quen đi cầu, đầy hơi, khó chịu ở bụng.

Mặc dù các yếu tố nguy cơ thường ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư nhưng hầu hết không trực tiếp gây ung thư. Một số người có nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển ung thư, trong khi một số người không có yếu tố nguy cơ nào nhưng lại mắc ung thư.

Một người thuộc nhóm nguy cơ trung bình mắc ung thư đại trực tràng có khoảng 5% khả năng phát triển thành ung thư đại trực tràng. Nói chung, hầu hết các bệnh ung thư đại trực tràng (khoảng 95%) được coi là lẻ tẻ, có nghĩa là những thay đổi di truyền phát triển ngẫu nhiên sau khi một người được sinh ra, do đó không có nguy cơ truyền những thay đổi di truyền này cho một đứa trẻ. Ung thư đại trực tràng di truyền ít phổ biến hơn (khoảng 5%) và xảy ra khi đột biến gen, hoặc thay đổi, được truyền trong một gia đình từ thế hệ 1 sang thế hệ tiếp theo. Thông thường, nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng không được biết đến. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây có thể khiến một người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng:

- Nhóm nguy cơ trung bình: người lớn từ 45-75 tuổi không có triệu chứng liên quan ung thư đại tràng, không có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng.

- Nhóm nguy cơ cao: tiền sử gia đình có hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền (đa polyp tuyến gia đình…), tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc polyp đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị ung thư hoặc polyp tuyến đại trực tràng, bệnh sử cá nhân bị viêm ruột mạn tính (viêm loét đại tràng, crohn).

Khoảng 75% polyp đại trực tràng là polyp tuyến, trong đó 30-50% có từ 2 polyps. Lớn tuổi là yếu tố nguy cơ phát triển polyp tuyến kết hợp với loạn sản cao. Trong các nghiên cứu về tầm soát ung thư đại trực tràng, tần suất polyp tuyến chiếm 25-30% ở người trên 50 tuổi. Các polyp thường không có triệu chứng. Phần lớn các polyp nhỏ thể hiện sự tăng trưởng tối thiểu (trung bình 0.5mm/năm). Chỉ 5-7% polyp tuyến phát triển thành ung thư sau 7-10 năm. Nguy cơ tiến triển thành ung thư cao hơn ở các polyp thuộc nhóm nguy cơ cao như loạn sản mức độ cao, kích thước > 10mm, thành phần nhung mao (villous). Ở thời điểm chẩn đoán, khoảng 5-7% bệnh nhân được phát hiện loạn sản mức độ cao, 3-5% ung thư. Tỉ lệ polyp tuyến biểu hiện đặc điểm mô học tiến triển tăng theo kích thước, từ 1-2% với polyp <5mm, lên 7-12% với polyp kích thước trung bình 5-10mm, và 20-30% với polyp lớn > 10mm.

Vì vậy, bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân nên tham gia vào chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng. Với bất kỳ bênh lý nào, nhất là ung thư, phát hiện sớm thường luôn đi kèm với kết quả điều trị tốt nhất.

Trong quá trình khám nội soi, bác sĩ có thể đề nghị cắt luôn các polyp nhỏ để ngăn chặn nguy cơ ung thư, sau đó gửi mẫu polyp đi xét nghiệm tìm tế bào K, hoặc sinh thiết các polyp lớn bất thường.

Điều trị ung thư trực tràng theo tiêu chuẩn Mỹ

Với 25 năm kinh nghiệm cầm dao mổ, Trưởng khoa Ngoại tổng quát bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cho biết, phẫu thuật hiện là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư đại trực tràng. Tùy theo u ở giai đoạn nào, mà sẽ cắt polyp tại chỗ qua nội soi ống mềm, hay cắt đoạn đại tràng, trực tràng kèm nạo vét hạch qua mổ mở, hay phẫu thuật nội soi. Khi ung thư tiến triển, phẫu thuật chủ yếu là cắt giảm khối ung thư, có thể phải mở thông đại tràng ra da hoặc nối tắc trong những trường hợp không cắt được.

Phương pháp điều trị ung thư trực tràng - 2
Một ca phẫu thuật nội soi trong phòng mổ OR1- Một trong những phòng mổ hiện đại hàng đầu khu vực đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật cao của Thế giới

Phẫu thuật nội soi sẽ giúp bệnh nhân tránh được vết sẹo dài, rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ và giảm thiểu nhiễm trùng. Tại AIH, bác sĩ Hùng sẽ sử dụng các thiết bị đạt chuẩn JCI hiện đại của Mỹ như dao siêu âm tích điện cầm tay, dao Ligasure, dụng cụ cắt nối... giúp bóc tách triệt để các khối u và thao tác thật nhanh, chính xác. 

Bệnh nhân cũng được thực hiện các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu theo phác đồ chuẩn quốc tế. Với các trường hợp khó, các bác sĩ AIH sẽ hội chẩn qua hệ thống “Telemedicine” nối mạng toàn cầu ngay trong phòng mổ OR1. Đây là phòng mổ được thiết kế bởi hãng Karl Storz (Đức), cho phép các bác sĩ AIH có thể kết nối từ TP.HCM đến các chuyên gia Bệnh viện Johns Hopkins Medicine International hoặc Đại học Stanford (Mỹ) để thảo luận kỹ lưỡng trước và trong lúc mổ, cũng như có phương án xử lý nhanh nếu có biến chứng.

Phương pháp điều trị ung thư trực tràng - 3
Những ca đại phẫu thuật với nhiều yếu tố phức tạp, ekip mổ sẽ thực hiện hội chẩn ngay trong phòng phẫu thuật với các bác sĩ từ bệnh viện tại Mỹ thông qua hệ thống Telemedicine hiện đại nhất Việt Nam

Kiểm soát nhiễm khuẩn là vấn đề tối quan trọng trong phẫu thuật điều trị ung thư. Đối với các ca đại phẫu, nếu thời gian nằm kéo dài trên 3 giờ, nguy cơ viêm phổi sẽ tăng lên. Do đó, một số bệnh viện sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh kéo dài cả trước và sau mổ. Tuy nhiên, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn IC (Infection Control) ở Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH được thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt, hoàn toàn tầm soát được nguy cơ này mà không cần lạm dụng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn điều trị quốc tế.

Ngoài phẫu thuật, bác sĩ có thể kết hợp thêm hóa trị và xạ trị để thu nhỏ khối u lớn trước khi phẫu thuật, giúp cắt u dễ dàng hơn; hoặc tiêu diệt tế bào K còn sót lại sau phẫu thuật, nhằm giảm nguy cơ tái phát ung thư.

Ngày nay, điều trị nhắm trúng đích là một “vũ khí” tốt trong điều trị ung thư. Để tăng chất lượng sống, bác sĩ có thể điều trị hỗ trợ nhằm giảm nhẹ triệu chứng, sử dụng liệu pháp “Tăng cường hồi phục nhanh sau phẫu thuật” ERAS (Enhanced Recovery After Surgery), hoặc liệu pháp thay thế (trị liệu, thiền, âm nhạc, các bài tập thư giãn) nhằm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của bệnh nhân.

Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH là một trong những bệnh viện đa khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn Mỹ, tại tất cả các chuyên khoa. AIH tọa lạc 199 Nguyễn Hoàng, An Phú, Quận 2, TP.HCM.

Liên hệ tổng đài (028) 3910 9999 hoặc website: www.aih.com.vn.