1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phòng tránh ngộ độc từ bánh dẻo, nướng

(Dân trí) - Tết trung thu, nhà nào cũng sẵn bánh dẻo, bánh nướng cùng nhiều loại bánh, mứt kẹo. Tuy nhiên, hãy coi chừng, không phải bất cứ lúc nào chúng cũng ngon, ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.

Những miếng mứt nhuộm mầu sắc sặc sỡ bằng những loại phẩm mầu không đảm bảo, những chiếc bánh dẻo, bánh nướng, bánh ga tô mùi vị khác lạ hay những hộp mứt ẩm, nhũn, mốc, nhìn bên ngoài vẫn thấy hấp dẫn nhưng ăn vào có thể mắc những bệnh nguy hiểm.

 

Lưu ý khi bảo quản   

 

Trong điều kiện khí hậu nước ta, mứt sau khi sản xuất chỉ nên bảo quản sử dụng trong phạm vi dưới một tháng. Mứt được sản xuất từ các loại củ, quả, củ như cà chua, bí đao, quất, dừa, gừng, khoai  rồi ngâm với nước pha đường để tạo độ ngọt, dẻo cần thiết.

 

Khi bảo quản mứt cần lưu ý, mỗi loại củ, quả củ có cấu trúc tế bào khác nhau nên mức độ ngấm và hàm lượng đường thẩm thấu cũng khác nhau nên yêu cầu về bảo quản cũng khác nhau. Chính vì vậy, nếu để chung nhiều loại mứt trong cùng một chiếc hộp kín  thì thì những loại mứt có hàm lượng nước cao, dễ hút ẩm sẽ  làm nhiễm ẩm sang những loại mứt khác làm cho tất cả bị chảy nước.

 

Khi mứt bị chảy nước cũng là lúc độ ẩm tăng cao, đồng thời hàm lượng đường lại giảm. Đây là những yếu tố thuận lợi cho vi sinh vật, nấm mốc nấm mốc khác nhau như chủng Rhizopus, Mucor, đôi khi có cả Penicillium và Aspergillus phát triển làm hỏng và mất mùi vị của mứt và rất dễ gây ngộ độc cho người ăn.

 

Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận rất nhiều trường hợp ngộ độc cả ở trẻ em và người lớn phải nhập viện trong tình trạng đau bụng và đi ngoài dữ dội do ăn phải mứt đã bị nấm mốc tấn công.  Để đảm bảo sức khoẻ, khi phát hiện mứt đã hỏng cần kiên quyết bỏ đi không những hậu quả khôn lường do mứt bị mốc đem đến.

 

Cẩn thận với bánh dẻo, bánh nướng ôi thiu

 

Ts. Trần Đáng, Cục trưởng Cục Vệ Sinh An toàn Thực phẩm cho biết: Trên thực tế, có những chiếc bánh dẻo, bánh nướng nom bên ngoài rất hấp dẫn, đựng trong những chiếc hộp rất đẹp nhưng bánh bên trong ăn đã thấy mùi vị lạ thậm chí còn bị thiu, hỏng.

 

Các loại bánh ga tô, bánh kem cũng là môi trường rất rốt cho nhiều loại vi sinh vật phát triển. Trong kem, người ta tìm thấy nhóm trực khuẩn Bacilus coli, Es.coli, các vi khuẩn gây thối rữa  như Bacilus subtilis, Enterococcus…), các vi khuẩn tạo sắc tố, các nấm men và nấm mốc. Các vi sinh vật này phát triển làm thay đổi mùi vị của kem và có thể gây bệnh. Ví dụ Staphylococcus aureus tiết độc tố vào kem gây bệnh đường ruột nghiêm trọng.

 

Đối với các sản phẩm kẹo, sau khi sản xuất đã có thể loại trừ sự phát triển của vi, sinh vật. Không những thế, kẹo cứng nồng độ đường cao, độ ẩm thấp nên không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển nên kẹo thường để được lâu, không hỏng trừ một số trường hợp do không đảm bảo vệ sinh, các vi sinh vật từ tay người sản xuất hoặc từ môi trường nhiễm vào kẹo gây bệnh cho người dùng.

 

Chính vì vậy, khi mua kẹo cần kiểm tra kỹ để tránh hiện tượng kẹo bị chảy nước hay không nếu thấy có hiện tượng chảy nước hay vỏ bọc của kẹo không còn nguyên vẹn.

 

Phạm Thanh 

Nguồn: Bản tin CụcVSATT

Dòng sự kiện: Kinh nghiệm - Bí quyết

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm