1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những “thủ phạm” khó tin khiến máu lưu thông kém

Khi cơ thể xanh xao, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tê bì chân tay đến mức không chịu được, các bệnh nhân mới tìm đến bác sĩ đông y và thường nhận được kết quả là máu hư, máu lưu thông kém. Vậy tại sao lại có tình trạng này?

Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung - Chủ trì Phòng chẩn trị Y học Cổ truyền chùa Cảm Ứng, ông đã gặp rất nhiều bệnh nhân mắc chứng huyết hư (máu xấu), lưu thông máu kém tới khám. Biểu hiện có thể thấy ngay ở những bệnh nhân này là da dẻ xanh xao, cơ thể gầy yếu, thở đoạn hơi, nói khó khăn…. Và độ tuổi phổ biến mắc chứng bệnh này là từ trung niên trở đi. Ngoài ra còn có cả nhóm người phải hoạt động trí óc nhiều, phụ nữ mang thai và đặc biệt là phụ ngoài 35 tuổi, khi các dấu hiệu lão hoá của cơ thể bắt đầu đẩy nhanh.

Yếu tố tuổi tác

Khi bước vào tuổi 35, đặc biệt là ở phụ nữ, chức năng lưu thông máu trong cơ thể bắt đầu suy giảm, khiến việc vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, lòng mạch có dấu hiệu xơ vữa do sự lắng đọng của các chất thải trong máu. Càng cao tuổi, sự lắng đọng này càng nhiều, đặc biệt là các cục máu đông, sẽ càng khiến việc vận chuyển máu khó khăn, thậm chí gây tắc tĩnh mạch ở một số bộ phận như chi, tim, não… gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Thêm nữa là tuổi càng cao, sự đàn hồi của mạch máu không còn linh hoạt như trước khiến máu khó lưu thông lên não, gây đau đầu, hay quên, chóng mặt, ù tai.

 


Phụ nữ mang thai và đặc biệt là phụ ngoài 35 tuổi dễ mắc các chứng máu xấu, lưu thông máu kém.

Phụ nữ mang thai và đặc biệt là phụ ngoài 35 tuổi dễ mắc các chứng máu xấu, lưu thông máu kém.

 

Ăn quá ít chất đạm

Một xu thế hiện nay nhằm giữ gìn sức khoẻ của độ tuổi trung niên hiện nay là giảm, thậm chí không ăn các chất đạm động vật.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, việc ăn quá ít chất đạm động vật sẽ khiến cơ thể thiếu chất trường diễn do có 8 loại axit amin cơ thể rất cần và chỉ có trong đạm động vật. Trong khi đó, máu lại là nơi vận chuyển các axit amin không thể thay thế này tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Hậu quả là lục phủ ngũ tạng bị thiếu các dưỡng chất quan trọng, gây ra hiện tượng mệt mỏi, tê bì chân tay (thiếu dưỡng chất vận chuyển tới các cơ); giảm khả năng tiêu hoá, hấp thụ (thiếu dưỡng chất tới hệ tiêu hoá); đau đầu, chóng mặt, hay quên (thiếu dưỡng chất tới não)….

Do đó, cần có chế độ ăn đa dạng, ăn nhiều món ăn trong một bữa ăn, cần thay đổi thường xuyên thực đơn và tuỳ vào tuổi tác, công việc, giới tính… mỗi ngày cần ít nhất 100-200g đạm.

Lưu ý lựa chọn các loại đạm quý có trong gia cầm, thuỷ sản và các loại đạm thực vật có nhiều trong đậu đỗ.

Ít vận động

Thông thường, tuổi càng cao, việc tập luyện thường càng được chú trọng trong khi nó cần được duy trì ngay từ khi còn trẻ.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, thói quen ít vận động khi trẻ, áp lực công việc lớn… sẽ ảnh hưởng lớn tới lưu thông máu trong cơ thể. Bởi việc vận động thường xuyên sẽ giúp máu được lưu thông nhanh, tăng cường các dưỡng chất tới các cơ quan trong cơ thể cũng như đẩy nhanh tốc độ đào thải độc tố trong cơ thể qua nhiều con đường khác ngoài máu như tuyến mồ hôi, hệ bài tiết… giúp giảm gánh nặng cho máu.

Do đó, dù già hay trẻ, việc tập luyện cần được chú trọng. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung lưu ý, không nên tập luyện theo phong trào. Điều cốt yếu là cần duy trì các bài tập thể dục mỗi sáng và tập thở để máu huyết được lưu thông,

Cuối cùng, khi máu đã lưu thông kém, biểu hiện ra thành triệu chứng điển hình như da xanh xao, gầy yếu, nhức đầu, mất ngủ, hay quên, chóng mặt, hoa mắt,… thì ngoài việc khắc phục các nguyên nhân như ít vận động, tăng cường chất đạm, rau quả, đa dạng bữa ăn, cần bổ sung thêm các dược thảo như bạch quả (tăng tuần hoàn máu, điều hoà mạch máu, giảm nhớt máu và ngưng kết hồng cầu gây cục máu đông), đương quy (vị thuốc có tác dụng bổ máu, nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong đương quy có chứa nhiều thành phần tốt cho hệ tuần hoàn như vintamin B9, axit linoleic, vitamin B12), sinh địa (tăng chất lượng máu, sinh huyết mới), xuyên khung (hành khí, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khi huyết, giảm đau), ích mẫu (cải thiện hệ tuần hoàn máu)… cùng Bacopa (1 loại rau đắng Ấn Độ có tác dụng tăng cường chức năng thần kinh, tăng cường trí nhớ, chống stress, chống ôxy hoá). Khi phối hợp các thảo dược này sẽ giúp máu được cung cấp đủ dưỡng chất, lưu thông máu được thông suốt… từ đó giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tâm trí vui vẻ để tận hưởng cuộc sống.

Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc với tinh chất cao Bacopa từ Ấn Độ cùng các thảo dược quý: cao bạch quả, đương quy, thục địa, xuyên khung, đan sâm,… giúp sinh huyết mới, đánh tan sợi máu đông, lưu thông máu khoẻ tới não và các bộ phận trong cơ thể, giúp giảm rõ rệt chứng nhức đầu, hay quên; giúp tạo giấc ngủ sâu sảng khoái, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay,…

Hoạt huyết Bổ Máu Đại Bắc: Máu lưu thông – Sống vui khỏe

Sản phẩm được phân phối bởi Đại Bắc Group

Website: http://hoathuyetbomau.vn/

Tư vấn Miễn phí bệnh lưu thông máu kém bởi dược sĩ: 1800 1125

Những “thủ phạm” khó tin khiến máu lưu thông kém - 2

Số XNQC: 1958/2015/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tính năng thay thế thuốc chữa bệnh.

N.H